Văn hóa - Xã hội - Môi trường

Nhận diện thời cơ và thách thức để định vị Việt Nam trong tình hình mới

2024-12-20 18:53:57
Tăng cường hợp tác hơn nữa trong các hoạt động vì hoà bình và phát triển
Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam: phát huy thế mạnh nghiên cứu tham mưu, thiết lập quan hệ hợp tác với đối tác mới

Tham dự buổi tọa đàm có: ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ; ông Đoàn Xuân Hưng, Phó Chủ tịch Quỹ; đại diện Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một số tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đối tác của Quỹ và thành viên Hội đồng Quỹ.

Tọa đàm Tình hình thế giới, khu vực năm 2023 và dự báo năm 2024. Định vị Việt Nam trong tình hình mới.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã nghe tham luận "Đánh giá tình hình thế giới, khu vực năm 2023 và dự báo xu hướng năm 2024"; "Định vị Việt Nam trong cục diện thế giới hiện nay" do hai diễn giả TS Lê Đình Tĩnh - Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại (Bộ Ngoại giao) và Nguyễn Đăng Quang - Ủy viên Ban thường vụ Quỹ trình bày.

Các đại biểu cũng đóng góp ý kiến nhằm nhận diện những vấn đề đặt ra đối với công tác đối ngoại năm 2024, đề xuất sáng kiến để phát triển các hoạt động đối ngoại nhân dân, đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.

TS Lê Đình Tĩnh - Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại (Bộ Ngoại giao) trình bày tham luận tại tọa đàm.

Phát biểu kết luận Tọa đàm, ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ đánh giá cao các tham luận của hai diễn giả, những ý kiến phân tích sâu sắc, đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu.

Theo ông Trần Đắc Lợi, thế giới hiện định trong thời kỳ quá độ đầy biến động với nhiều yếu tố bất ổn. Dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng các yếu tố cản trở có xu hướng gia tăng. Bối cảnh đó mang lại thời cơ nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Đối với vấn đề định vị Việt Nam trong tình hình mới, ông Trần Đắc Lợi cho rằng thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn, đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao, góp phần tạo ra thế và lực chưa từng có cho đất nước. Nhưng cũng cần xác định rằng Việt Nam còn không ít hạn chế, yếu kém nội tại: nền kinh tế có độ mở cao, dễ tổn thương, năng lực tự chủ còn hạn chế...

"Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để tận dụng thời cơ, đồng thời đối phó hữu hiệu với các thách thức. Tăng cường hơn nữa sức mạnh nội sinh. Có chính sách phát triển các ngành công nghiệp cốt lõi để tự chủ được công nghiệp. Củng cố, duy trì, phát triển nông nghiệp. Từ đó đảm bảo nền kinh tế có năng lực tự chủ cần thiết" - ông Lợi nhận định.

Phó Chủ tịch thường trực Quỹ cũng cho rằng bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đặt ra bài toán hội nhập đối với Việt Nam. Việt Nam cần tiếp tục hội nhập nhưng có chọn lọc để đảm bảo lợi ích quốc gia, tranh thủ được thời cơ nhưng giảm thiểu nguy cơ, thách thức.

Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hoá, đa phương hóa, tích cực chủ động hơn nữa trong quan hệ đối ngoại, nâng cao đóng góp, vai trò, uy tín cua Việt Nam. Tập trung phát huy sức mạnh mềm. Đồng thời cần đầu tư hơn nữa cho công tác đối ngoại trong đó có đầu tư nguồn lực.

Việt Nam tiếp tục phát huy chính sách đối ngoại làm bạn với các nước
Việt Nam tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển Thủ đô
Top