COVAX đánh giá Việt Nam tiêm chủng thông minh, hiệu quả; sẽ tiếp tục quan tâm, phân bổ vaccine cho Việt Nam Tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX đánh giá cao việc Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng rất thông minh, khoa học, minh bạch, kịp thời và hiệu quả, Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình trong triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng và phòng chống dịch. Trước đề nghị của Thủ tướng, đại diện COVAX cho biết sẽ tiếp tục quan tâm, phân bổ vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới, cố gắng hết sức thực hiện các cam kết với Việt Nam. |
Ông Biden chỉ trích gay gắt 80 triệu công dân Hoa Kỳ chưa tiêm vắc xin Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích gay gắt khoảng 80 triệu công dân Hoa Kỳ chưa tiêm vắc xin ngừa Covid-19 dù đã được khuyến khích, đồng thời cho biết, nhóm thiểu số này có thể gây ra nhiều thiệt hại. |
Vắc xin Covid-19 đầu tiên của Mỹ được chính thức cấp phép lưu hành đầy đủ Sau nhiều tháng xem xét, mới đây, Pfizer/BioNTech đã trở thành vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên của Mỹ được FDA chính thức cấp phép lưu hành đầy đủ, mở đường cho những quy định mang tính bắt buộc trong việc tiêm vắc xin tại đất nước này. |
Hơn 100 triệu liều vắc xin Covid-19 sẽ hết hạn sớm và sẽ trở thành “vật phế phẩm” vứt vào thùng rác nếu các nhà lãnh đạo thế giới không nhanh chóng ngay cho các nước nghèo.
Đây là “lời cảnh báo nghiêm túc” mà cựu thủ tướng Anh Gordon Brown vừa nêu ra mới đây và được hãng tin Anh The Guardian dẫn lại.
Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown. Ảnh: PA |
Theo đó, một số lượng “lớn đến kinh ngạc” các liều vắc xin dự trữ cần được sử dụng ngay sẽ trở thành “rác thải y tế” nếu người ta không mang ra để tiêm cho dân chúng chậm nhất vào cuối năm nay.
Vị cựu thủ tướng Anh quy trách nhiệm về vấn đề này cho thủ tướng Anh Boris Johnson, tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo châu Âu vì đã thiếu thống nhất trong việc phân phối những liều vắc xin dư thừa này đến những nơi đang rất cần, và gọi đó là “một thảm họa lãng phí vắc xin”.
Những lời phê phán này vừa được ông Brown gửi đến các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về vắc xin Covid-19 do Mỹ tổ chức với sự tham dự của hơn 100 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới sẽ diễn ra vào thứ Tư (22/9/2021).
Airfinity, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Anh dự đoán rằng, sẽ có 7 tỷ liều vắc xin sẵn sàng để phân phối cho khắp thế giới vào cuối tháng này, và con số sẽ được nâng lên thành 12 tỷ liều vào cuối năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc vắc xin không hề khan hiếm như nhiều người lầm tưởng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, vắc xin không thiếu, mà thiếu sự chia sẻ kịp thời và hiệu quả từ các nước giàu. Ảnh: Michael Ciaglo/Getty Images |
Tuy nhiên, theo ông Brown thì vấn đề nằm ở chỗ vắc xin sẽ được phân phối như thế nào và ở đâu mà thôi. Ông cũng cảnh báo hệ quả của việc không có một thỏa thuận rõ ràng về việc nước giàu nào sẽ chịu trách nhiệm cung cấp vắc xin cho các quốc gia nghèo sẽ dẫn đến tình trạng mạng sống của người dân bị dịch bệnh cướp đi một cách không cần thiết.
“Chúng ta cần có một kế hoạch chia sẻ vắc xin dư thừa và sắp hết hạn cho những nước đang cần để tránh tình trạng lãng phí vắc xin đến mức thảm họa”, ông Brown nói.
Theo vị cựu thủ tướng nước Anh thì sẽ là “vô ý thức và thiếu suy nghĩ” nếu để hơn 100 triệu liều vắc xin phải bị ném vào thùng rác ở các nước giàu chỉ vì không sử dụng hết, trong khi nhu cầu được tiêm vắc xin ở những nước nghèo là rất cao, và nhiều người đã phải đánh đổi mạng sống của mình chỉ vì thiếu vắc xin.
“Sẽ là một tấn bi kịch chính trị toàn diện nếu Hội nghị thượng đỉnh lần này không đề ra các hành động kịp thời bằng cách chuyển ngay những liều vắc xin quý giá kia cho những nước nghèo”, ông Brown kêu gọi.
Nhóm vận động Global Justice Now cũng cho biết, việc lãng phí hàng triệu liều vắc xin Covid-19 chính là hành động “vô nhân đạo” khi mà các nước nghèo đang phải vật lộn với đại dịch trong tình trạng thiếu thốn vắc xin để tiêm cho người dân.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước giàu tạm dừng chương trình tiêm mũi tiêm tăng cường để nhường vắc xin cho các nước nghèo. Ảnh: Laurent Gillieron/Reuters |
Tháng trước, tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã lên tiếng kêu gọi các nước giàu ngừng chương trình tiêm mũi tiêm vắc xin tăng cường cho đến cuối năm nay nhằm giúp các nước nghèo có thêm nguồn vắc xin để tiêm cho người dân.
“Việc tiêm mũi tiêm thứ 3 cho những người khỏe mạnh đã tiêm đủ 2 mũi là điều không cần thiết”, ông Tedros nhấn mạnh.
Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu vào tuần tới Ngày 17/9, Nhà Trắng thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu vào tuần tới nhằm tìm cách đẩy mạnh các nỗ lực tiêm chủng cho thế giới. |
WHO trao tặng lô hàng vật tư y tế trị giá trên 400.000 USD, hỗ trợ Việt Nam chống dịch COVID-19 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa trao lô vật tư y tế trị giá 413.451 USD, bao gồm 36.000 khẩu trang phẫu thuật, 70.000 khẩu trang hô hấp độ lọc cao và 50 bộ hệ thống thở oxy dòng cao qua gọng mũi cho Việt Nam. |
WHO cảnh báo thiếu nguồn cung vaccine cho COVAX Ngày 4/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo tình trạng thiếu vaccine COVID-19 cấp cho cơ chế COVAX trong tháng 6-7 có thể làm giảm hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu. |
Nguồn bài viết : Tải game Baccarat