Ảnh TL (minh họa)
Hợp tác xã (HTX) Đức Huệ đã tập hợp nông dân tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cho nông dân một cách ổn định hai năm qua.
HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Huệ, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, từ mười thành viên chỉ làm dịch vụ cày xới, đến nay đã tăng lên 55 thành viên, vốn hoạt động trên 14 tỷ đồng, thực hiện mười loại dịch vụ, diện tích canh tác 260 ha.
Ông Huỳnh Thanh Thấm, người điều hành HTX, cho biết: HTX cần thêm 500 ha đất nữa mới thực hiện được những hợp đồng bao tiêu nông sản của các doanh nghiệp.
Hạn điền và tính chất sở hữu toàn dân với đất đai khiến HTX đi theo lối mòn, nên khi có hệ thống đê bao khép kín, trạm bơm – tưới tiêu chủ động, ông Thấm nghĩ ngay tới việc quản trị theo kiểu… nhóm đồng thuận.
Ông mạnh dạn đưa ra phương án: Trả 60 triệu đồng tiền thuê đất/năm/ha (cao hơn bên ngoài 10 triệu đồng mỗi ha) hoặc nông dân giao khoán cho HTX làm, cuối năm nhận lại 21 tấn lúa… (HTX nhận 12 tấn). Năm qua, các hộ nhận khoán 100ha, còn lại 160 cho HTX thuê đất tổ chức sản xuất.
Từ hiệu quả của mô hình, “nhiều doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và cam kết bao tiêu đầu ra khi HTX làm lúa sạch và thử làm 10ha hoa màu đạt chuẩn VietGAP. Để thực hiện được những yêu cầu và đề nghị phối hợp, HTX phải có diện tích 700ha. Tôi đã qua Long An tìm đất để thuê, nhưng chưa được”, Thấm cho biết.
Hiện nay, các công ty Lương thực Đồng Tháp, Giống cây trồng Đồng Tháp, Phạm Hoàng, Hợp Trí và An Điền là đối tác của HTX. Ngày 22/12/2015, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu gạo ở An Giang đã đến HTX bàn cách hợp tác sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu, quy mô 200 ha.
Công ty sẽ đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu đầu ra. Ông Thấm tự tin nói: “Liên kết được với doanh nghiệp, nông dân để sản xuất lớn, sản phẩm chất lượng phù hợp nhu cầu thị trường sẽ không sợ ế”.
Theo TTTG
Nguồn bài viết : Chuyển nhượng bóng đá