Thả cá chép như thế nào để lễ cúng ông Công ông Táo trọn vẹn và ý nghĩa?

2025-01-17 19:49:17
Cúng ông Công ông Táo và những quan niệm sai lầm
Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu những lễ vật này

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình chuẩn bị lễ vật, mâm cúng, ca chép dâng cúng ông Công ông Táo. Ngày này còn được dân gian gọi với cái tên là Tết Táo quân. Từ xa xưa, người Việt quan niệm rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, và vào cuối năm, Táo quân sẽ lên thiên đình báo cáo mọi chuyện tốt xấu với Ngọc Hoàng.

Sau lễ cúng, các gia đình tiến hành hóa vàng và phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo. Trong quan niệm của người Việt, cá chép là phương tiện để Táo quân cưỡi lên trời và tham dự buổi chầu của thiên đình. Vì thế nghi thức này rất được coi trọng và phải hoàn thành trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp để Táo quân kịp giờ lên gặp Ngọc Hoàng.

Thả cá chép là tục lệ ngày Tết Táo quân. (Ảnh: @n.duycuong88)

Ngoài ra, tục thả cá chép con mang ý nghĩa hướng con người đến những điều thiện lành và giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Vì ý nghĩa này, khi thả cá chép, người ta không coi trọng thả nhiều hay ít, cá to hay nhỏ, đơn giản hay linh đình mà quan trọng nhất là tấm lòng và thái độ tôn kính với các vị thần. Người phóng sinh cá vào ngày Tết Táo quân cũng phải lưu ý những điều sau, để không làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của tục lệ, đồng thời bảo vệ môi trường.

Không thả cá từ vị trí ở trên cao: Không nên đứng từ trên cao thả/ ném cá xuống. Thả cá là nghi lễ quan trọng, hành động này biểu hiện sự cẩu thả, vô tâm của người phóng sinh. Ngoài ra, khi thả như vậy, cá có thể bị chết do rơi từ trên cao với lực ném quá mạnh. Cách thả cá đúng là thả từ từ, trong một tâm thế chậm rãi và thái độ nghiêm túc.

Người phóng sinh cá nên đặt cá trong lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Tuyệt đối tránh việc đổ, ném, quăng cá mạnh tay từ xô, chậu, túi nylon xuống thẳng sông hồ. Hành động này không những xấu xí, thiếu văn minh mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

Không thả cả túi nylon và cá xuống sông. (Ảnh: Dân Vietj)

Không thả cả túi nylon và cá xuống sông: Thả cá cùng túi nylon làm mất đi nét đẹp của một tục lệ được truyền từ ngàn đời nay của người Việt. Đó cũng là hành động thể hiện sự vô ý thức với môi trường. Giống như việc ném cá từ trên cao, thả cá cùng túi nylon cũng khiến cá chết ngạt, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của phóng sinh cá. Sau khi thả cá, đừng vội rời đi mà hãy nán lại xem cá đã bơi được chưa.

Ngoài ra, cũng không nên thả cá ở giếng, các vùng nước đọng và những nơi nguồn nước bị ô nhiễm vì cá sẽ ít có cơ hội sống sót. Khi thả cá, cần chọn địa điểm rộng, thoáng, ít người câu cá để tránh việc cá vừa được phóng sinh đã bị đánh bắt. Như vậy, ý nghĩa của việc thả cá chép tiễn Táo quân chầu trời sẽ bị mất đi.

Vì sao người Việt có tục cúng ông Công ông Táo?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Công ông Táo (Táo quân) là vị thần bảo vệ gia đình, cuối năm sẽ lên ...

Năm 2020, cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào là đẹp và chuẩn nhất?

Năm 2020, nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào và giờ nào là đẹp và chuẩn nhất, có thể tiến hành cúng sớm ...

Gợi ý cách chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Mâm cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật, hương hoa, cá chép và cần được tiến hành trước 12h ngày ...

Sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tín ngưỡng lâu đời của Việt. Có một số lưu ý quan trọng trong quá ...

Nguồn bài viết : BNG Điện Tử

Top