Quyền việc làm dưới tác động của Công nghiệp 4.0: Đổi mới tư duy vượt qua thách thức
Hiện nay ở Việt Nam, quyền có việc làm đang chịu nhiều tác động của công nghiệp 4.0. Theo dự báo của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 86% lao động ngành dệt may và da giày ở Việt Nam sẽ bị mất việc trong vòng 15 năm tới. Những ngành khác có rủi ro cao như: nông, lâm và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo… cũng rơi vào tình trạng tương tự. Làm thế nào để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bảo đảm quyền có việc làm cho người lao động là một bài toán đang đặt ra nhiều thách thức.
|
Gần 100.000 người xin trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng vì COVID-19
Mới đây, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết trong 7 tháng đầu năm, số lao động mất việc làm xin trợ cấp là 686.214 người, tập trung chính ở các lĩnh vực như: Du lịch, hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, vận tải, chế biến, chế tạo.
|
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, hiện chỉ còn 2 bộ và 1 địa phương chưa triển khai đảm bảo an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp.
“Chúng tôi đang đốc thúc và khả năng sẽ hoàn thành đúng tiến độ với yêu cầu 100% bộ, ngành, địa phương đảm bảo an toàn thông tin theo 4 lớp chuyên nghiệp trong năm 2020”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp thống nhất từ trung ương đến địa phương là một trong những định hướng quan trọng của an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Đây là định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra cho các bộ, ngành, địa phương tại Chỉ thị 14 ngày 07/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Sẽ hoàn thành bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp trong tháng 12/2020. Ảnh: Bộ TT&TT
Mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp 4 lớp gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.
Ngay từ đầu năm nay, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin đã xác định việc hướng dẫn và thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp chuyên nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, phải được tập trung thực hiện.
Cụ thể, để đẩy nhanh tiến độ, trong các tháng đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Theo công bố của Bộ TT&TT hồi đầu tháng 7/2020, đã có 8 doanh nghiệp gồm: Viettel, VNPT, BKAV, FPT IS, CMC Cyber Security, CyRadar, VNCS Global và SAVIS cung cấp nền tảng dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Thực tế, các nền tảng SOC do doanh nghiệp Việt Nam phát triển đã và đang hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương rút ngắn 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình 4 lớp. Bởi lẽ, với việc chọn sử dụng nền tảng cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, các bộ, tỉnh đã bảo đảm hoàn thành 2 lớp quan trọng trong mô hình 4 lớp là lớp 2 và lớp 4.
Số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin cũng cho thấy, kể từ giữa năm 2020 đến nay, tỷ lệ các bộ, tỉnh triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đã tăng từ 19% trong tháng 6 lên 43% vào tháng 7, đạt 61,5% trong tháng 8. Hai tháng gần đây, tỷ lệ này tiếp tục được nâng lên trên 70% vào đầu tháng 10 và hiện đạt 96,4%.
Học sinh Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh nâng cao khiến thức về 4.0
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam trong đón bắt cơ hội của cuộc Cách mạng này. Thời gian vừa qua, tạp chí Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng với Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng đã tổ chức hàng loạt các hội thảo nâng cao kiến thức khởi nghiệp trong thời đại 4.0 tại các tỉnh thành phố trong cả nước.
|
Giảm nghèo từ ứng dụng công nghệ 4.0
Trong những mục tiêu giảm nghèo giai đoạn vừa qua có mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin để giảm nghèo về chiều tiếp cận thông tin, cho bà con, cho người nghèo và bà con địa bàn đặc biệt khó khăn. Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng mạng công nghệ 4.0 giúp cho bà con, người nghèo có thể tiếp cận được thông tin, kiến thức, kết nối; đặc biệt đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có thể tìm đối tác, mở rộng các liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường.
|