Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ toàn bộ tiền ăn cho trẻ em F0 và F1 bị cách ly Nhân Tháng hành động vì trẻ em Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Phó chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã có quyết định hỗ trợ toàn bộ tiền ăn cho trẻ em F0 và F1 đang điều trị và cách ly tại các cơ sở cách ly với mức 80.000 đồng/ngày trong 21 ngày. |
Quỹ sữa vươn cao Việt Nam kịp thời đến với trẻ em Điện Biên trong mùa dịch Những chuyến xe của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam đã vượt hàng trăm km đường núi, kịp thời mang theo những hộp sữa Vinamilk đến với 400 em học sinh tiểu học đang phải cách ly của tỉnh Điện Biên. Ngoài sữa, nhiều quà tặng khác từ Vinamilk cũng đã được gửi tới các em khi các chuyến xe cũng đến đúng vào dịp quốc tế thiếu nhi 1/6. |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) ngày 29/5/2021 đã ra Quyết định số 626/QĐ-LĐTB&XH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm COVID-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19.
Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ra văn bản số 1800/UBND-KGVX ngày 9/6/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể TP và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em trong mùa hè.
Sở LĐTB&XH phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm an toàn, phòng, chống lây nhiễm COVID-19, phòng, chống xâm hại trẻ em ở gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, khu công nghiệp và các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19.
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), con số lao động trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên 160 triệu, tăng thêm 8,4 triệu trẻ em trong vòng bốn năm qua, và hàng triệu trẻ em khác đang đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do tác động của đại dịch COVID-19.
Báo cáo Lao động trẻ em: Ước tính toàn cầu 2020, xu hướng và con đường phía trước được công bố trước Ngày Thế giới Phòng chống Lao động Trẻ em 12 tháng 6, cảnh báo tiến độ hướng tới mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em đã bị ngừng trệ lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, đảo ngược xu hướng giảm trước đó.
Trước đây, từ năm 2000 đến năm 2016, số lượng lao động trẻ em đã giảm 94 triệu. Ảnh minh họa. |
Báo cáo đã chỉ ra mức tăng đáng kể về số lượng lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 dù đối tượng này chỉ chiếm hơn một nửa tổng số trẻ em toàn cầu. Số trẻ em trong độ tuổi 5-17 phải làm các công việc nguy hại – được định nghĩa là những công việc có thể gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ - đã tăng 6,5 triệu trẻ kể từ năm 2016, lên 79 triệu trẻ.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng trên toàn cầu, tính đến cuối năm 2022 sẽ có thêm 9 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do hậu quả của đại dịch. Một mô hình mô phỏng cho thấy con số này có thể tăng lên 46 triệu nếu trẻ em không được tiếp cận với các cơ chế an sinh xã hội thiết yếu.
Những cú sốc về kinh tế và trường học bị đóng cửa do đại dịch COVID-19 đồng nghĩa với việc những lao động trẻ em có thể phải làm việc trong thời gian dài hơn hay với điều kiện làm việc tồi tệ hơn, bên cạnh đó, rất nhiều em khác có thể sẽ bị buộc làm việc trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khi các gia đình thuộc diện dễ bị tổn thương phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và thu nhập.
Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra quốc gia về Lao động trẻ em năm 2018 (công bố cuối năm 2020), cả nước có khoảng 1 triệu lao động trẻ em, hơn một nửa trong số đó đang làm những công việc lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; gần một nửa không đi học và 1,4% chưa từng đi học.
Điều tra cũng cho thấy trong cùng một độ tuổi, tỷ lệ trẻ em đang đi học ở nông thôn thấp hơn trẻ em ở thành thị. Ngoài lý do không thích đi học, học kém, điều đáng quan tâm ở đây là có đến 15% trẻ em nghỉ học vì lý do tham gia lao động để tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và 14.4% không tiếp tục đi học vì không có tiền để học tập.
Theo bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF, “chúng ta đang trở nên yếu thế trong trận chiến chống lại lao động trẻ em, và năm vừa qua khiến cuộc chiến không hề dễ dàng hơn. Hiện chúng ta đang trải qua năm thứ hai với những lần phong tỏa toàn cầu, trường học đóng cửa, gián đoạn kinh tế, ngân sách bị thu hẹp, các gia đình bị buộc phải đưa ra những sự lựa chọn đau lòng. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ và các ngân hàng phát triển quốc tế ưu tiên đầu tư vào các chương trình có thể giúp đưa trẻ em ra khỏi lực lượng lao động và quay trở lại trường học và đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội, giúp các gia đình tránh phải đưa ra lựa chọn này ngay từ đầu.”
Lao động trẻ em khiến trẻ em có nguy cơ bị tổn hại về sức khỏe và tinh thần. Lao động trẻ em tước đi cơ hội học tập, hạn chế quyền và những cơ hội tương lai của trẻ, và tạo ra vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và lao động trẻ em từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Để đảo ngược xu hướng gia tăng lao động trẻ em, ILO và UNICEF kêu gọi: Cung cấp an sinh xã hội đầy đủ cho tất cả mọi người, bao gồm phổ cập phúc lợi cho trẻ em; Tăng mức chi cho giáo dục có chất lượng và cho mọi trẻ em được đi học trở lại, bao gồm cả những em đã phải nghỉ học trước đại dịch COVID-19; Thúc đẩy việc làm thỏa đáng cho người trưởng thành để các gia đình không phải sử dụng trẻ em để bổ sung thêm thu nhập; Chấm dứt những quy tắc về giới có ảnh hưởng tiêu cực và tình trạng phân biệt đối xử có liên quan đến lao động trẻ em; Đầu tư vào các hệ thống bảo vệ trẻ em, phát triển nông nghiệp, các dịch vụ nông thôn công, cơ sở hạ tầng và sinh kế.
Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung vừa ban hành công điện 04/CĐ-LĐTBXH về tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em. |
Tháng 6/2021: Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh Vào tháng 6 hàng năm, Tháng hành động vì trẻ em sẽ được tổ chức theo quy định của Luật Trẻ em nhằm thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến và vận động tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em. |
Việt Nam ban hành chương trình cấp quốc gia về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Ngày 1/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025" (gọi tắt là chương trình). Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chương trình ở cấp quốc gia về vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. |