Văn hóa - Xã hội - Môi trường

UNDP hoan nghênh Việt Nam đã kịp thời công bố số liệu thống kê về nghèo đa chiều trong đại dịch COVID-19

2024-12-21 12:59:59
UNDP Việt Nam ra mắt giải pháp số hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân bom mìn
Ngày 15/6, tại Tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, UNDP Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt trực tuyến "Giải pháp số về cơ sở dữ liệu và giải quyết chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người khuyết tật và nạn nhân bom mìn tại Việt Nam”.
UNDP Việt Nam hỗ trợ Bộ Y tế 1.500 bộ sinh phẩm xét nghiệm RT PCR
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP Việt Nam) đã tổ chức lễ trao tặng hơn 1.500 bộ sinh phẩm xét nghiệm RT PCR cho Bộ Y tế Việt Nam hỗ trợ nỗ lực xét nghiệm khẩn cấp tại các điểm bùng phát dịch.

Tỷ lệ nghèo đa chiều chung của Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm, từ 9,9% năm 2016 xuống còn 4,5% năm 2020. Tỷ lệ nghèo đa chiều ở nông thôn vẫn cao hơn nhiều so với thành thị, nhưng khoảng cách đang giảm dần.

Theo TTXVN, đây là kết quả kết quả tính toán nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 từ kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố trong khuôn khổ hợp tác phát triển cách tính nghèo đa chiều giữa Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổng cục Thống kê.

Tỷ lệ nghèo đa chiều chung của Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm, từ 9,9% năm 2016 xuống còn 4,5% năm 2020. Ảnh minh hoạ.

Giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ hộ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản có xu hướng giảm qua các năm ở đa số các chỉ số. Điều này cho thấy các hộ gia đình Việt Nam tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Riêng năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19 nên xu hướng giảm này không còn tiếp diễn ở một số chỉ số.

Chỉ số mức độ thiếu hụt nhiều nhất là bảo hiểm y tế, có mức giảm nhanh nhất, từ 40,6% năm 2016 giảm xuống còn 19% năm 2020.

Khám chữa bệnh và giáo dục trẻ em là các chỉ số có mức độ thiếu hụt rất ít. Các chỉ số có mức độ thiếu hụt không thay đổi đáng kể qua các năm là tài sản thông tin, tiếp cận thông tin, khám chữa bệnh, giáo dục trẻ em và giáo dục người lớn.

Kết quả cũng cho thấy, không phải cứ thu nhập cao thì tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản tốt, như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và ở Đông Nam Bộ.

Theo ông Nguyễn Văn Đoàn, Trưởng nhóm nghiên cứu, điều đặc biệt là từ năm 2020, kết quả tính toán nghèo đa chiều sẽ được công bố theo quý thay vì công bố theo năm trước đây.

Giáo sư, Tiến sỹ Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP đã hoan nghênh Tổng cục Thống kê đã kịp thời công bố số liệu thống kê về nghèo đa chiều, rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách, đặc biệt trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng do đại dịch COVID-19 như hiện nay.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin chi tiết và kịp thời, giúp tránh tình trạng chính sách không được điều chỉnh kịp thời với những tác động về kinh tế - xã hội của đại dịch.

“Đại dịch COVID-19 cho thấy sự cần thiết phải có các chỉ số nhanh chóng đo lường hiện trạng để có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách giữa kỳ khảo sát mức sông dân cư hai năm một lần,” Giáo sư Pincus nói.

Giáo sư Pincus cho biết các nước khác đã có các phương pháp đổi mới, đưa ra các ước tính nhanh chóng và tương đối chính xác về sự thay đổi của các mô hình thu nhập và phúc lợi, ví dụ như chỉ số tài sản lâu bền, chỉ số sinh trắc học và bảng câu hỏi ngắn không yêu cầu thông tin chi tiết về tiêu dùng.

Các phương pháp này cung cấp thông tin về những thay đổi ngắn hạn đối với các hộ gia đình, cho phép ước tính "nghèo tạm thời," bổ sung thông tin giữa các cuộc khảo sát mức sống dân cư truyền thống với những thông tin chi tiết về tiêu dùng, mức sống và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của hộ gia đình.

Trước đó, tại Hội thảo tham vấn "Định hướng công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến năm 2030" diễn ra chiều 23/4, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: "Phấn đấu đến 2030: Cơ bản những vấn đề nghèo đói ở Việt Nam sẽ được giải quyết. Công tác giảm nghèo đến năm 2030 cần đảm bảo mục tiêu đa chiều, bao trùm và bền vững".

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, cần khẩn trương đổi mới công tác quản lý, phấn đấu đạt hoặc vượt mục tiêu và thực hiện thành công nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 -2030 về giảm nghèo.

Theo nội dung về giảm nghèo được bàn thảo tại Hội thảo, phương hướng nhiệm vụ được đề xuất tới năm 2030 là đổi mới công tác giảm nghèo, khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và phát huy sức mạnh toàn diện của cả hệ thống chính trị trong công cuộc giảm nghèo trong điều kiện mới.

Đồng thời giảm nghèo bền vững, hạn chế tái phát sinh nghèo, giúp người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu bền vững, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn.

UNDP hỗ trợ xây mới, sửa chữa trên 3.000 căn nhà ứng phó thiên tai cho bà con các tỉnh miền Trung
Vừa qua, UNDP Việt Nam, UBND các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi, Hội chữ thập đỏ đã hoàn thành việc sửa chữa, gia cố các tính năng chống chịu bão cho hơn 3.323 căn nhà bị hư hỏng và cung cấp 3.323 bộ dụng cụ gia đình có tính đến nhu cầu của phụ nữ cho các hộ dân nghèo và cận nghèo tại năm tỉnh này.
UNDP hỗ trợ xây dựng các hạng mục đường dốc và nhà vệ sinh cho người khuyết tật tại Hoà Bình
Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) vừa phối hợp với Trung tâm Y tế Huyện Lương Sơn và Trung Tâm hành động vì Sự phát triển của Cộng đồng (ACDC) tổ chức Lễ khánh thành xây dựng các hạng mục đường dốc và nhà vệ sinh tiếp cận với người khuyết tật đồng thời cung cấp trang thiết bị phục hồi chức năng hiện đại, và đào tạo đội ngũ nhân viên y tế về các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ bệnh nhân khuyết tật tại Trung tâm y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
Top