Văn hóa - Xã hội - Môi trường

3 thành quả lớn của dự án tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em

2024-12-21 12:56:50
Phụ nữ và trẻ em gái cần được xem là trung tâm trong các nỗ lực phục hồi sau đại dịch
Ngày 09/11/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Bộ trưởng Phụ nữ Australia Marise Payne đã cùng dự và phát biểu khai mạc Đối thoại ASEAN-Australia về “Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: trên đường phục hồi sau COVID-19” do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đồng tổ chức.
Các tổ chức xã hội đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi
Ngày 4/11/2021, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em thực hiện Hội thảo tham vấn dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) sửa đổi. Sự kiện được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tể (Save the Children).

Dự án được triển khai từ năm 2017 với mục tiêu “Các tổ chức xã hội kiến tạo được không gian đối thoại cùng Chính phủ để góp phần thực hiện các khuyến nghị được nêu trong kết luận của Ủy ban về Quyền trẻ em về thực thi Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.

Theo bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, quá trình triển khai Dự án “Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em" đã đạt được nhiều thành quả tích cực.

Tổ chức Cứu trợ trẻ em triển khai nhiều chiến dịch truyền thông, các hoạt động nhằm thay đổi nhận thức, thực hành của các bên liên quan đối với vấn đề bảo vệ trẻ em.

Thành quả đầu tiên là vai trò của các tổ chức xã hội đã được ghi nhận bởi nhà nước và các bên liên quan trong việc thúc đẩy và tạo ra những thay đổi tích cực về chính sách, luật pháp và đảm bảo thực hiện quyền trẻ em. Sự ghi nhận này được thể hiện thông qua các văn bản chính sách, các chương trình hành động quốc gia, kế hoạch chiến lược cho giai đoạn mới được ban hành đã phản ánh được tiếng nói của trẻ em cũng như ý kiến của các tổ chức xã hội về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Thứ hai, thông qua sự hỗ trợ của dự án, mạng lưới các tổ chức xã hội đã được nâng cao năng lực về quản trị quyền trẻ em, nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả của mạng lưới đã tạo được những tiên đề quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, bao gồm việc góp ý, xây dựng báo cáo bổ sung cho báo cáo của nhà nước để gửi lên Ủy ban quyền trẻ em, các khuyến nghị đối với các văn bản luật quan trọng như Luật Giáo dục, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và lưu nghị về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em.

Bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phát biểu tại hội thảo.

Thứ ba, với mục tiêu đảm bảo quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, bạo lực đối với trẻ em, dự án luôn ưu tiên và nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm hướng tới việc xóa bỏ hoàn toàn tất cả các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em.

Với mục tiêu này, trong 5 năm qua, Tổ chức Cứu trợ trẻ em cùng với các đối tác là Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững; Trung tâm phát triển nông thông miền Trung; Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam khai thực hiện các chiến dịch truyền thông, các hoạt động nhằm thay đổi nhận thức, thực hành của các bên liên quan đối với vấn đề bảo vệ trẻ em và xây dựng các mô hình giáo dục phi bạo lực.

Một số hoạt động tiêu biểu có thể kể đến như: Chiến dịch Lan tỏa yêu thương, Chiến dịch Tiếng nói trẻ em Việt Nam, Đối thoại thường niên Tiếng nói trẻ em và các bên liên quan trọng thúc đẩy quyền trẻ em và chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em.

"Những kết quả của dự án sẽ mang tính lâu dài và bền vững, tạo cơ sở cho các chương trình, dự án phát triển mới trong tương lai. Đồng thời củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và khối doanh nghiệp để đồng hành và đảm bảo thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam", bà Hương chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đánh giá cao các hoạt động của Tổ chức cứu trợ trẻ em..

Phát biểu tại Hội thảo tổng kết dự án vào ngày 15/11, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá cao những thành quả đã đạt được. Theo bà Nga, có 5 điểm nổi bật của dự án đó là: Dự án đã thu hút được sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Giáo dục, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ LĐ-TB&XH cùng các sở, ban ngành địa phương…; Năng lực, kiến thức, kỹ năng dành cho tổ chức xã hội, dành cho các cha mẹ ở các dự án được nâng cao. Các hoạt động được tổ chức thường xuyên và liên tục; Quá trình triển khai dự án, các tài liệu, sản phẩm số hoá, đa dạng...;Dự án đã thu hút được sự quan tâm của báo chí và doanh nghiệp…Cuối cùng, dự án góp phần quan trọng trong việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.

"Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH luôn tin tưởng rằng vời sự đồng hành của mạng lưới các tổ chức xã hội thì trong thời gian tới sẽ có những giải pháp đưa ra những kế hoạch, chiến lược để có thể ứng phó tốt nhất trong việc thực hiện quyền trẻ em sau đại dịch Covid-19", bà Nga chia sẻ.

Plan International: Thúc đẩy quyền của trẻ em và thanh niên trong giai đoạn 2021-2026
Ngày 07/10, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổ chức Plan International tại Việt Nam ký thỏa thuận về Chương trình thúc đẩy quyền trẻ em và quyền thanh niên tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2026.
Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, Eurasia hỗ trợ trẻ em nghèo ở Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ phi dự án từ Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Úc), bà Đoàn Thu Lê (Quốc tịch Hoa Kỳ), Tổ chức Eurasia, Thụy Sỹ tài trợ.
Top