Văn hóa - Xã hội - Môi trường

WEF: Phụ nữ là đối tượng bị tổn thương nhất trong khủng hoảng

2024-12-21 12:50:16
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN
Bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Phụ nữ và trẻ em Syria đi sơ tán để tránh xung đột (Ảnh: AFP/TTXVN).

Lạm phát, thất nghiệp, COVID-19, tất cả những cuộc khủng hoảng này đã và đang ảnh hưởng nặng nề và trước tiên đối với phụ nữ.

Báo cáo mới công bố của các chuyên gia thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng ngoài những khó khăn phải gánh chịu trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 (mất việc làm, khó tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phải quản lý công việc gia đình), phụ nữ còn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế do chi phí sinh hoạt ngày càng nặng nề.

Trong bối cảnh đại dịch làm giảm bình đẳng giới, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cũng đang có tác động không cân xứng đối với phụ nữ. Sự phục hồi kinh tế yếu kém khiến cho bất bình đẳng giữa nam và nữ ngày càng trầm trọng.

Trong nghiên cứu toàn cầu mới nhất, các chuyên gia của WEF tiếp tục dự đoán khoảng 132 năm nữa thế giới mới đạt được "sự bình đẳng hoàn hảo."

Theo kết quả nghiên cứu đối với 146 nền kinh tế, chỉ có 1/5 nền kinh tế đã giảm được bất bình đẳng giới ít nhất 1% trong năm qua. Báo cáo cho biết kể từ năm 2009, bình đẳng giới trên toàn cầu trong thị trường lao động đã suy giảm.

Và kể từ năm 2020, xu hướng này đã ngày càng đi xuống và chạm đến đáy vào năm 2022 với tỷ lệ bình đẳng trong dân số lao động là 62,9% (tỷ lệ bình đẳng hoàn hảo là 100%), mức thấp nhất được ghi nhận kể từ khi chỉ số này được thống kê.

Cụ thể, tác động tiêu cực của COVID-19 đối với thị trường lao động có thể được giải thích phần lớn bởi 2 yếu tố mà đại dịch đã làm cho trầm trọng thêm, gồm các ngành bị ảnh hưởng của cú sốc đại dịch và phân bổ sự chăm sóc tiếp tục không đồng đều.

Nghiên cứu cho thấy trong số các công nhân tiếp tục tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp nữ đã tăng lên. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp hiện tại ở tất cả các giới đều cao hơn mức trước đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp chung của phụ nữ vào năm 2021 (6,4%) cũng cao hơn ở nam giới (6,1%).

Mặc dù vậy, tỷ lệ phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức đã tăng lên. Theo WEF, năm 2016, tỷ lệ phụ nữ được tuyển dụng vào các vị trí này là 33,3%, trước khi tăng lên 36,9% vào năm 2022.

Nhưng ngay cả khi có tín hiệu tích cực về bình đẳng giới trong các vị trí lãnh đạo thì sự chênh lệch giữa các ngành cũng nổi lên rất rõ ràng. Các lĩnh vực tuyển dụng phụ nữ vào các vị trí quản lý với tỷ lệ cao nhất năm 2021 là các tổ chức phi chính phủ, giáo dục, dịch vụ và hành chính công, y tế và báo chí-truyền thông.

Ngược lại, 6 lĩnh vực tuyển dụng nhiều nam giới hơn nữ giới ở vai trò lãnh đạo trong cùng năm là công nghệ, nông nghiệp, năng lượng, cung ứng và vận tải, sản xuất và cơ sở hạ tầng.

Giám đốc điều hành WEF Saadia Zahidi đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, cho rằng đối mặt với sự hồi phục yếu, chính phủ và các công ty phải nỗ lực triển khai 2 giải pháp đó là xây dựng các chính sách cụ thể để hỗ trợ phụ nữ trở lại thị trường lao động và phát triển tài năng nữ trong các ngành công nghiệp tương lai.

Theo quan chức này, nếu không, "chúng ta có nguy cơ làm xói mòn vĩnh viễn những thành tựu của các thập kỷ qua và đánh mất những lợi ích kinh tế trong tương lai của sự đa dạng."

Trong tổng số 146 quốc gia được xếp hạng về bình đẳng giới, Iceland luôn là nước đứng đầu. Năm nay là năm thứ 13 liên tiếp, WEF trao cho Iceland danh hiệu quốc gia bình đẳng nhất trên thế giới và chỉ rõ rằng nước này là quốc gia duy nhất đã thu hẹp hơn 90% khoảng cách về giới. Phần Lan và Na Uy là 2 nước còn lại nằm trong top 3 của bảng xếp hạng này.

Hoạt động của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trong thời gian tham dự WEF lần thứ 52 tại Davos, Thụy Sỹ
LHQ ấn định Ngày Quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao: Tôn vinh, truyền cảm hứng
Top