Theo đó, Ban Quản lý Chương trình ETEP đã phối hợp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Học viện Quản lý giáo dục xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông với cách tiếp cận hiện đại về đánh giá năng lực và nhu cầu người học.
Việc thiết kế thang đo của bộ công cụ dựa trên các năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo các chuẩn nghề nghiệp sửa đổi, chú trọng những năng lực cốt lõi, cần thiết nhất của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh triển khai đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ công cụ sẽ thu thập thông tin ở 3 lĩnh vực chính là năng lực thực tại của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp; Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông và thực trạng điều kiện học tập, bồi dưỡng của cá nhân và nhà trường.
Sau khi hoàn thiện, bộ công cụ sẽ được các trường Đại học sư phạm trong Chương trình ETEP sử dụng để khảo sát, đánh giá năng lực, nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại 11 tỉnh/thành phố đại diện các vùng miền, được trông đợi sẽ mang lại thông tin chính xác, tin cậy làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình và tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Từ kết quả khảo sát, Chương trình ETEP sẽ xây dựng các chương trình bồi dưỡng thực sự sát hợp với người học.
Dự kiến tới đây, trên 850.000 giáo viên và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc sẽ được bồi dưỡng, phát triển năng lực theo phương thức trực tuyến kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp truyền thống trong khuôn khổ Chương trình phát triển các trường sư phạm.
Theo Báo Lao động
Nguồn bài viết : XSMN hôm qua