Văn hóa - Xã hội - Môi trường

Làm rõ nguyên nhân bạo lực trẻ em trong gia đình ít được phát hiện và xử lý

2024-12-21 12:54:20
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai đất nước
Nhóm Công tác về quyền trẻ em cam kết cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em

Theo các đại biểu, trẻ em non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ song thực tế không như vậy. Tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là vấn nạn của xã hội.

Toàn cảnh tọa đàm.

Theo nhận định của các đại biểu, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng mặc dù được các cấp, các ngành đánh giá là khá đầy đủ và kịp thời, nhưng thực tế số vụ việc xâm hại trẻ em chưa giảm và vẫn xảy ra với tính chất nghiêm trọng. Do vậy, các bộ, ngành hữu quan cần làm rõ nguyên nhân cốt lõi nằm ở đâu; quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật có những gì khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại gì để đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhất.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ phát biểu tại tọa đàm.

Các đại biểu cho rằng, những vụ việc bạo lực đối với trẻ em đa số xảy ra trong môi trường gia đình, trong đó có những vụ việc nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của trẻ em. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần giải trình về công tác gia đình đối với việc phòng ngừa, xử lý đối với tình trạng này. Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành hữu quan cho ý kiến về những đổi mới đột phá trong công tác truyền thông trong thời gian tới để tăng cường, nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh để góp phần giảm bạo hành đối với trẻ em trong các gia đình.

Phó Ban Nghiên cứu pháp luật, Hội Luật gia Nguyễn Văn Tuân, trong phiên giải trình sắp tới của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cần xác định, khoanh rõ phạm vi giải trình; tập trung rất cụ thể về nội dung tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình. Rà soát lại các văn bản Luật có liên quan, nhấn mạnh hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình. Trên cơ sở đó, cần nghiên cứu xây dựng một dự án Luật riêng về phòng chống bạo lực trẻ em, trong đó sẽ tập trung vào 2 nội dung xâm hại trẻ em và bạo lực trẻ em.

Đại diện Tổ chức Plan International tại Việt nam Phạm Thị Thanh Giang cũng cho rằng, các nội dung liên quan đến phòng, chống bạo lực trẻ em trong Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình còn chung chung; trong khi trẻ em là đối tượng rất đặc biệt, chúng ta cần có những quy định đặc thù phù hợp với từng độ tuổi của trẻ em.

Bên cạnh đó, phiên giải trình lần này cũng cần quan tâm làm rõ trách nhiệm ở cơ sở. Tại sao các vụ bạo lực trẻ em trong gia đình ít được phát hiện và xử lý. Công tác tuyên truyền đến quần chúng nhân dân để phát hiện, tố giác sớm các vụ việc đã được quan tâm đúng mức hay chưa? Một số ý kiến đề nghị cân nhắc đưa hành vi không tố giác vụ việc bạo lực trẻ em bị xử lý theo chế tài hình sự.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiến nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cần chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành liên quan; đặc biệt là trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ sở về những nhiệm vụ, trách nhiệm được giao trong phòng, chống bạo lực trẻ em trong Luật Trẻ em (2016); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị quyết 121…

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra kiến nghị tại tọa đàm.

Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam) đã trình bày tham luận về vấn đề bạo lực trẻ em trong gia đình, trong đó nêu bật những nguyên nhân - đặc biệt là nguyên nhân đến từ nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, cộng đồng và chính trẻ em, đồng thời đưa ra các khuyến nghi, đề xuất cho dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Các khuyến nghị này đã được Viện MSD và hơn 30 tổ chức, cá nhân đứng tên và gửi tới Ban soạn thảo vào tháng 11/2021 và tháng 1/2022.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ ghi nhận những ý kiến thảo luận, góp ý của các đại biểu tại tọa đàm; cho biể đây là cơ sở hữu ích để Ủy ban Văn hóa, Giáo dục hoàn thiện các nội dung cho phiên giải trình về “Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” sắp tới.

Năm 2022: Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 6 - 6,5%; đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường
Làm rõ nội hàm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”
Top