Ngành sản xuất chiếm gần một nửa nhu cầu nhân sự "xanh" tại Việt Nam Theo ManpowerGroup, nhu cầu việc làm “xanh” cao nhất tại Việt Nam đến từ các ngành sản xuất (48%), năng lượng (34%), nông nghiệp (11%) và công nghệ (4%)... |
Kỳ vọng đẩy mạnh hợp tác tài chính xanh, thương mại từ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Luxembourg Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-5/5/2023. Chuyến thăm được kỳ vọng đưa quan hệ hợp tác hai nước lên tầm cao mới, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, đặc biệt thúc đẩy hợp tác tài chính, tài chính xanh, thương mại giữa hai nước. |
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken. (Ảnh: KT) |
Ngày vui toàn dân
Ngày 17/5/1814 là ngày ra đời của Hiến pháp Na Uy. Đây là một trong những bản hiến pháp lâu đời nhất châu Âu.
Ở thời điểm đó, Hiến pháp Na Uy là bản hiến pháp tiến bộ và cấp tiến được xây dựng trên nguyên tắc tam quyền phân lập và tôn trọng quyền con người. Những nguyên tắc này là hiện thân của các giá trị cốt lõi tạo nên xương sống của xã hội Na Uy mà chúng ta biết tới ngày nay: sự cởi mở, niềm tin, tự do ngôn luận, quy trình ra quyết định mang tính bao trùm, và pháp quyền hiệu quả.
Sau Thế chiến II, ngày 17/5 có thêm một ý nghĩa mới, to lớn hơn. Dân tộc Na Uy đã sát cánh cùng nhau và các đồng minh của mình để giành lại tự do từ sự chiếm đóng của phát xít Đức. Chiến tranh đã cho chúng ta thấy, được sống trong hòa bình là một đặc ân, vì thế chúng ta phải trân trọng điều này.
Lễ kỉ niệm Quốc khánh Na Uy không giống với nhiều quốc gia khác. Đây là ngày hội toàn dân, đặc biệt là của trẻ em. Sẽ không có diễu binh quân đội. Trẻ em là người đọc diễn văn kỷ niệm thay vì các chính trị gia.
Vào ngày này, trên khắp đất nước Na Uy, bạn sẽ thấy quốc kỳ Na Uy tung bay trên mọi nẻo đường, phố xá tràn ngập trẻ em và âm thanh sôi động từ ban nhạc của các trường. Mọi người phấn khởi, với nụ cười rạng rỡ. Họ mặc những bộ trang phục dân tộc đại diện cho các vùng miền Na Uy. Các em học sinh năm cuối trung học sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp sớm cho mình nhân dịp này.
Ai ai cũng say sưa thưởng thức món kem, xúc xích, dâu tây và tất nhiên là giai điệu của quốc ca Na Uy “Vâng, chúng tôi yêu đất nước này”.
Hợp tác năng động chưa từng có
Nhân dịp này, tôi muốn nói về mối quan hệ gắn bó giữa Na Uy và Việt Nam. Trong suốt 52 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971, hai nước chúng ta đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực hợp tác phong phú.
Tuy nhiên, tôi dám chắc rằng mối quan hệ này chưa từng bao giờ năng động như hiện tại. Na Uy và Việt Nam đều có nguồn tài nguyên biển và năng lượng dồi dào, chúng ta cùng cam kết chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế biển bền vững. Trong các lĩnh vực này, sự hợp tác của chúng ta đang mở rộng gần như hàng ngày, tập trung vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, và nuôi trồng thủy sản, ở cấp chính phủ cũng như cả trong khu vực tư nhân.
Na Uy và Việt Nam sẽ cùng hợp lực thực hiện các cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Để đạt được mục tiêu này, cần chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thay thế: sạch, bền vững, đáng tin cậy và phù hợp về giá cả. Là một phần của Thỏa thuận Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Bình đẳng-gọi tắt là JETP, Na Uy đang hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan giúp Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Na Uy cùng với Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển, quản lý chất thải và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, góp phần cắt giảm lượng khí thải CO2 và thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Na Uy và Việt Nam là hai nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới. May mắn thay, điều này không khiến chúng ta trở thành đối thủ cạnh tranh, mà thực tế lại bổ sung cho nhau với tư cách là các quốc gia thủy sản. Bên cạnh đó phải kể tới tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước trong nuôi biển (marine farming) bền vững. Marine farming là nuôi ngoài khơi trên biển để tránh ô nhiễm và cân bằng lợi ích với các ngành khác như du lịch và sau này là điện gió. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai nước đang thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Đây là một phần giải pháp quan trọng trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nhu cầu cấp bách phải chuyển dịch sang các hệ thống thực phẩm bền vững.
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực nói trên và là động lực thúc đẩy nền kinh tế xanh và tuần hoàn. Bằng những đổi mới sáng tạo và công nghệ số, doanh nghiệp có thể góp phần thay đổi cách thức chúng ta sử dụng tài nguyên, vật liệu, sản phẩm và dịch vụ.
Nhiều công ty Na Uy đã và đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các công ty khác, đặc biệt là các công ty hoạt động về quản lý chất thải và năng lượng tái tạo kể cả điện gió ngoài khơi, coi Việt Nam là một điểm đến đầy hứa hẹn để đầu tư và hợp tác.
Hôm nay chúng tôi kỷ niệm Ngày Hiến pháp Na Uy, đồng thời chúng tôi kỷ niệm mối quan hệ bền chặt với Việt Nam và các bạn bè, đối tác của Na Uy. Chúng ta sẽ cùng nhau giữ vững tinh thần lạc quan và làm tất cả những gì cần thiết để đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau, để con cháu chúng ta được hưởng một cuộc sống đầy đủ hơn, hạnh phúc, và tự do.
CHÚC MỪNG NA UY! HIP HIP HURRAH!
Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam
Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Na Uy trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, chuyển đổi năng lượng Sáng ngày 1/3/2023, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc Vụ khanh Ngoại giao Na Uy Erling Rimestad đã đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Na Uy nhằm trao đổi về hợp tác song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. |
Na Uy tài trợ Việt Nam nghiên cứu lai tạo các giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu Ngày 13/3, tại Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp cùng Global Crop Diversity Trust (Quỹ quốc tế đa dạng cây trồng toàn cầu) tổ chức hội thảo “Đa dạng sinh học cho những cơ hội, sinh kế và phát triển ở Việt Nam”. |