Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phát triển |
Ký kết thỏa thuận hợp tác về "Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững (SPMF) giai đoạn 2023-2028" |
Tại cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam với Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Keomanyvong Phosy - Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cùng nhận định, thông tin đối ngoại là một yếu tố quan trọng đối với công tác đối ngoại của mỗi nước, là cầu nối để mở rộng giao lưu nhân dân giữa hai nước, tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước nói riêng và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của bạn bè quốc tế về mỗi nước nói chung, tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam và Lào ra thế giới.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác truyền thông đối ngoại giữa Cục Thông tin đối thoại - Bộ TT&TT Việt Nam và Vụ Truyền thông đại chúng - Bộ Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào - (Ảnh: HT/quangnam.gov.vn). |
Qua trao đổi, hai bên nhận thấy sự hợp tác trong lĩnh vực thông tin đối ngoại sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại đồng thời triển khai ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác truyền thông đối ngoại giữa Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vụ Truyền thông đại chúng, Bộ Thông tin, Văn hoá và Du lịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Việc ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác truyền thông đối ngoại cũng này nhằm tăng cường hợp tác giữa các Bên trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, phù hợp với pháp luật và quy định có liên quan của mỗi quốc gia và trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.
Trong đó, các lĩnh vực hai bên cùng mong muốn hợp tác gồm có: Quản lý xã hội bằng thông tin và truyền thông; Chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin đối ngoại; Tập huấn về nghiệp vụ thông tin đối ngoại, hợp tác truyền thông quốc tế; Tổ chức hoặc tham gia các sự kiện truyền thông quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mỗi nước; Các vấn đề khác do hai bên cùng nhất trí.
Hai bên cũng xác định sẽ thường xuyên trao đổi thông tin về những thành tựu, tiến bộ và kế hoạch phát triển mới nhất trong lĩnh vực thông tin đối ngoại; tạo điều kiện cho các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan thông tin đối ngoại của hai nước xuất bản tin tức về hai nước; khuyến khích các cơ quan báo chí về thông tin đối ngoại của hai nước thiết lập mối quan hệ trực tiếp, trao đổi đoàn, trợ giúp kỹ thuật lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp.
Bên cạnh việc trao đổi đoàn các cấp, trao đổi đoàn phóng viên để tìm hiểu về các mô hình áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng, phục vụ quá trình phát triển ở đất nước của nhau, còn phối hợp tổ chức các sự kiện, gặp gỡ, giao lưu song phương và đa phương; các cuộc triển lãm; các khoá đào tạo, tập huấn, hội thảo, tọa đàm về thông tin đối ngoại.
Thỏa thuận hợp tác truyền thông đối ngoại được ký kết cũng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho bà con vùng biên giới, để thông tin và truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đẩy mạnh đầu tư thương mại, phát triển du lịch, kinh tế đường biên giữa các tỉnh biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Hiện nay, Lào có 113 ấn phẩm; Khu vực tư nhân có 13 số, khu vực công có 99 số, trong đó có 11 số là nhật báo; Có tổng cộng 168 đài phát thanh, trong đó có 9 đài ở trung tâm (7 đài FM, 2 đài AM), 75 đài địa phương và 77 đài mạng. Ngoài ra, nó đã được phát sóng qua vệ tinh và Internet, chiếm 100% diện tích cả nước và nhiều nước trên thế giới nghe được, hiện nay đài còn có thể phát sóng qua hệ thống truyền thông trực tuyến. Ngoài ra, Đài Phát thanh Quốc gia còn phát sóng các chương trình bằng tiếng Việt. Lào có tổng cộng 49 đài truyền hình, ở cấp Trung ương có 4 đài, 3 đài tư nhân, 3 đài quốc tế, 4 đài mạng trung ương và 29 đài địa phương, trong đó 3 đài vẫn phát sóng trên mặt đất, up-link qua vệ tinh, một số tỉnh đang phát sóng qua truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và 6 đài kỹ thuật số; Ngoài ra còn có văn phòng đại diện báo chí của Việt Nam tại Lào như VTV, TTXVN, VOV… |
Nhiều thỏa thuận hợp tác được ký kết tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - New Zealand |
5 biên bản hợp tác được ký kết tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch Hà Nội và Nhật Bản |
Nguồn bài viết : Sòng bạc trực tuyến