Thế giới linh hoạt thích ứng với điều kiện bình thường mới

2025-01-17 19:49:34
Quy định mới về điều kiện test COVID-19 với khách bay nội địa
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi các đơn vị hàng không yêu cầu triển khai định mới về tiêu chuẩn, điều kiện hành khách, tổ bay trên các chuyến bay nội địa chở khách thường lệ.
Các điều kiện, hệ thống pháp luật quy định các hoạt động công vụ ASEAN
Giới thiệu các điều kiện, hệ thống pháp luật quy định các hoạt động công vụ ASEAN, hệ thống các quy chế, quy định cách thức thực hiện các hoạt động công vụ, đội ngũ cán bộ công chức và công sở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các Bộ, ban, ngành khác về ý nghĩa hệ thống của nền công vụ Việt Nam và các nước ASEAN.

Trẻ em tại trường mẫu giáo ở Gwangju (cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 330km về phía Nam) đeo khẩu trang và mặc trang phục truyền thống "hanbok" chụp ảnh vào ngày 27/1/2022, năm ngày trước kỳ nghỉ Tết "Seol" - một trong những ngày lễ truyền thống lớn nhất của Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap)

Về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 28/1 cho thấy, hiện toàn thế giới có 289.669.352 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 71.132.462 ca bệnh đang điều trị thì có 71.036.419 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 96.043 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Các chuyên gia y tế trên toàn thế giới hy vọng rằng biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền cao nhưng độc lực nhẹ hơn sẽ giúp đưa COVID-19 từ một đại dịch sang thành bệnh đặc hữu và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, Tiến sĩ Gregory Poland, nhà dịch tễ học tại bệnh viện Mayo hàng đầu của Mỹ, nhận định dịch bệnh này có thể sẽ còn tồn tại cho tới tận thế kỷ 22. Theo lập luận của Tiến sĩ Poland, virus SARS-CoV-2 đã lan truyền và gây bệnh cho động vật. Điều này cho thấy virus có thể tiếp tục đột biến và lây lan trong một khoảng thời gian không xác định. Trong tương lai, rất nhiều thế hệ cháu chắt của nhân loại hiện nay cũng vẫn sẽ cần tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 120.573.003 trường hợp, trong đó có 1.606.512 ca tử vong và 90.600.818 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới COVID-19 tại châu Âu cao nhất thế giới, với 1.720.560 trường hợp.

Cùng với sự lây lan đáng lo ngại của biến thể Omicron, châu Âu hiện là “điểm nóng” dịch bệnh của thế giới với số ca mắc mới tăng đều ở nhiều nước thuộc châu lục. Các ca nhiễm biến thể Omicron tại châu Âu đang tăng với tốc độ nhanh chưa từng thấy, tỷ lệ nhiễm cao gấp 3 lần mức đỉnh từng ghi nhận và nhiều nước có thể đã ở các điểm bước ngoặt. Tuy nhiên, Ủy viên châu Âu về y tế Stella Kyriakides cảnh báo: "Dù tại một số nước thành viên dường như đã qua đỉnh dịch thời gian gần đây, song dịch vẫn chưa kết thúc".

Bộ Y tế Ba Lan ngày 27/1 cảnh báo làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron làm chủ đạo, sẽ khiến số ca mắc mới tăng lên những mức cao chưa từng thấy tại nước này và có thể lên tới 140.000 ca nhiễm mỗi ngày. Bộ Giáo dục Ba Lan từ đầu tuần qua đã yêu cầu các trường học từ cấp 2 và 3 đã phải chuyển sang hình thức học tập từ xa từ ngày 27/1. Chính phủ đã siết chặt các biện pháp hạn chế như khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi công cộng trong phòng kín. Bộ Y tế Ba Lan cũng thông báo trẻ em từ 12-15 tuổi sẽ được tiêm mũi vaccine tăng cường từ ngày 28/1 tới.

Còn tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 28/1 là 87.327.133 trường hợp, trong đó có 1.309.982 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận số ca tử vong mới vì COVID-19 cao nhất thế giới, với 3.256 trường hợp (vượt châu Âu với 3.224 trường hợp).

Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 74631.755 ca nhiễm và 901.929 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 433.773 ca nhiễm mới COVID-19, cao nhất thế giới.

Tại châu Á, song song với việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiếp tục theo đuổi chủ trương mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trong khu vực cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron. Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 97.741.160 trường hợp, với 1.285.016 ca tử vong và 89.930.370 ca điều trị khỏi.

Indonesia đã chứng kiến sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới kể từ ngày 11/1 vừa qua sau kỳ nghỉ lễ cuối năm kéo dài, trong khi các cơ quan y tế đang gồng mình ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Tính đến sáng 28/1, số ca mắc COVID-19 tại quốc gia châu Á là 4.309.270 trường hợp.

Trong khi đó, tình hình tại Ấn Độ cũng không sáng sủa hơn khi quốc gia này đang chật vật ứng phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ ba. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 248.697 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 40.620.197 trường hợp.

Còn tại châu Phi, tính đến sáng 28/1, tổng số ca nhiễm ghi nhận tại khu vực này là 10.919.755 trường hợp, trong đó có 238.316 ca tử vong và 9.698.379 ca bình phục. Trong tổng số 983.060 ca đang điều trị thì có 2.645 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.594.499 ca nhiễm COVID-19 và 94.651 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 47.526 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 46.195 ca. Hiện khu vực này có tổng số 2.573.440 trường hợp ca mắc COVID-19, với 5.761 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 2.390.379 ca, tiếp theo sau là Fiji với 62.203 ca./.

Mở cửa trường học - Thích ứng an toàn, linh hoạt
Quyết tâm đưa học sinh trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học phòng dịch nhưng vẫn linh hoạt điều chỉnh kế hoạch, là việc làm cần thiết theo tinh thần Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Phải kiên trì thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"
Ngày 2/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2021 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2021; Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Nguồn bài viết : TK tần suất loto

Top