Người đứng đầu ngành giáo dục lý giải, điểm sàn 15 là mức tối thiểu mà Bộ công bố để đảm bảo ngưỡng đầu vào cho giáo dục đại học. Nhiều trường đại học lớn nhận hồ sơ xét tuyển bằng với mức điểm sàn trong khi điểm chuẩn thực tế rất cao khiến nhiều thí sinh bị "mắc kẹt". Lấy điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn, sát điểm chuẩn vừa đúng với vị thế của trường top trên, tạo cơ hội cho trường top giữa và top dưới tuyển sinh, giúp thí sinh có thông tin minh bạch khi đăng ký vào trường và cơ hội trúng tuyển cao.
Phụ huynh và học dinh đăng ký xét tuyển. (Ảnh: Ngọc Thành)
Nhận xét về điều này, lãnh đạo một trường đại học nói, trường lớn nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn 15 gây khó khăn cho các trường top giữa và top dưới, đồng thời tạo ra ma trận điểm sàn khiến thí sinh dễ "mắc bẫy" bởi nộp hồ sơ rồi mới biết điểm chuẩn cao.
"Với những trường này, điểm chuẩn thực tế cao hơn nhiều so với điểm xét tuyển 5-7 điểm, thậm chí là 10 điểm nên các em cần tỉnh táo khi nộp hồ sơ. Thí sinh nên dựa vào điểm chuẩn những năm trước của trường để làm căn cứ. Năm nay, dù phổ điểm đẹp nhưng điểm cao vượt trội không nhiều. Dự báo nhiều trường top trên điểm chuẩn có thể giảm nhưng không nhiều, từ 0,5 đến 1 điểm, những ngành hàng đầu của các trường thì độ nóng sẽ không giảm, cạnh tranh vẫn rất gay gắt", vị này nói.
Đợt đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 diễn ra từ 1/8 đến 12/8 và đã đi được nửa chặng đường. Trước đó, nhiều trường đại học top trên lấy ngưỡng xét tuyển bằng điểm sàn hoặc nhỉnh hơn điểm sàn 15 mà Bộ Giáo dục công bố.
Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược Thái Bình, Học viện Ngoại giao, Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Đại học Thủy lợi đều lấy điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 15. Chương trình tiên tiến của Đại học Thủy lợi nhận hồ sơ từ 16 điểm trở lên. Các trường khối ngành Khoa học xã hội như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội… nhận hồ sơ xét tuyển từ 16 điểm trở lên cùng nhiều tiêu chí phụ.
Theo VnExpress
Nguồn bài viết : Nhận định bóng đá