ASEAN tìm giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi bắt nạt ở trường học và môi trường mạng Ngày 26/11, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNECEF) tổ chức hội nghị trực tuyến về bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN. |
Việt Nam kêu gọi bảo vệ trẻ em và ngăn chặn khủng hoảng ở Yemen Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý bày tỏ quan ngại trước việc tình hình Yemen và nhấn mạnh cần có hành động bảo vệ trẻ em và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng. |
Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH Nguyễn Thị Hà; ông Marcoluigi Corsi, Phó Giám đốc Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á – Thái Bình Dương; đại diện Ủy ban Thúc đẩy Quyền của Phụ nữ và Trẻ em trong ASEAN (ACWC) của các nước thành viên ASEAN; đại diện cơ quan chuyên ngành ASEAN trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông, Ban Thư ký ASEAN, các cơ quan chuyên ngành liên quan của ASEAN; đại diện Văn phòng UNICEF tại các nước thành viên ASEAN; các tổ chức quốc tế và các đối tác khác của ASEAN; đại diện một số Bộ, ngành, hội, hiệp hội, trường đại học, học viện, cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế có liên quan...
Hội nghị với mục tiêu tăng cường nhận thức về tình hình bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng hiện nay trên thế giới nói chung và tại các nước thành viên ASEAN nói riêng. Hội nghị cũng sẽ chia sẻ và trao đổi về các điển hình tốt và đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan chuyên ngành ASEAN có liên quan để giải quyết vấn đề này.
Hội nghị trực tuyến về bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN. |
Bắt nạt và quấy rối trẻ em trên mạng đang diễn ra rất phức tạp
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, các đối tác phát triển, các nhà tài trợ, các cơ quan chuyên ngành của ASEAN, các tổ chức phi chính phủ và dân sự đã dành sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và tài chính cho các hoạt động về thúc đẩy quyền của trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt tại trường và trên môi trường mạng nói riêng.
Đồng thời, bà Nguyễn Thị Hà đề nghị tăng cường hợp tác giữa ACWC và các cơ quan chuyên ngành khác trong ASEAN, giữa các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới, hướng tới chấm dứt tình trạng trẻ em bị bắt nạt, bạo lực tại trường học và trên môi trường mạng, tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tham dự Hội nghị trực tuyến có đại diện các em nhỏ tới từ các quốc gia thành viên ASEAN, tại đây, các em đã nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề về bắt nạt, bạo lực tại trường học và trên môi trường mạng. Bắt nạt, bạo lực tại trường học và trên môi trường mạng sẽ dẫn tới những mặc cảm, tự ti và gây ra nhiều hành động tiêu cực, nhất là đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển. Chính điều đó ảnh hưởng tới trẻ em hơn những gì mọi người từng nghĩ.
Bắt nạt và bạo lực học đường khiến cho trường học không còn là nơi an toàn với trẻ em nữa. Đôi khi, bản thân các em cũng không ý thức được hành động của mình là bắt nạt người khác mà chỉ nghĩ đó là những trò đùa. Bên cạnh đó, bản thân những nạn nhân bị bắt nạt cũng không dám lên tiếng để tự bảo vệ mình. Các đại biểu nhỏ tuổi cho rằng cần phải có tiêu chí rõ ràng cho việc xác định trường hợp nào là bắt nạt trường học và cần làm cho trường học trở thành một nơi thực sự an toàn cho mọi trẻ em.
Hiện nay, trong bối cảnh đại dịch Covid -19, việc tham gia các lớp học trực tuyến đang khiến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc bắt nạt và quấy rối trẻ em trên mạng đang diễn ra rất phức tạp, đặc biệt khi trên môi trường mạng những cá nhân có thể nặc danh và sẽ không biết ai là người thực hiện hành vi bắt nạt. Bên cạnh đó, tác động của mạng xã hội cũng rất lớn khi những tin nói xấu có khả năng lan truyền rất nhanh khi nhiều người tò mò vào xem, để lại comment và chia sẻ những thông tin này. Điều này có thể gây ra những hậu quả khó lường đối với các em nhỏ bị bêu xấu vì những thông tin xấu trên mạng lại trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của các em ngoài cuộc sống thực…
Tăng cường hợp tác trong giải quyết tình trạng bắt nạt trẻ em tại trường học, trên môi trường mạng
Tại Hội nghị, các chuyên gia đã chia sẻ những quan điểm của mình về những vấn đề bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN. Các đại biểu cũng được chia sẻ về một số số liệu liên quan tới tình trạng bắt nạt tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN và những thách thức và cơ hội nhìn từ quan điểm khu vực trong giải quyết bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng.
Đồng thời, trao đổi về những cơ hội hợp tác trong giải quyết tình trạng bắt nạt trẻ em tại trường học, trên môi trường mạng và đề xuất hợp tác cũng như các bước tiếp theo cho xây dựng kế hoạch làm việc của ACWC Việt Nam và ASEAN.
Phát biểu tại hội thảo trực tuyến, em Nabila - đại diện trẻ em đến từ Indonesia - cho rằng, việc bị bắt nạt sẽ dẫn đến tình trạng trẻ em rơi vào tình trạng đau khổ, không muốn đi học nữa và sẽ cảm thấy trường học không còn là nơi an toàn. Từ đó, các chính phủ phải tạo được môi trường an toàn đối với trẻ em.
Theo Nabila, việc bắt nạt trên mạng thường xuất hiện một cách có chủ ý và thường sẽ có tính nặc danh. Việc bắt nạt trên mạng lan truyền rất nhanh với nhiều hình thức tinh vi và nguy hiểm điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trẻ em.
Về giải pháp để chấm dứt tình trạng bắt nạt trẻ em ở trường học và trên Internet, em Nabila đề xuất: "Trẻ em không chỉ học những môn học trên lớp mà cần phải có những chuyến đi, sự kiện kết nối với trẻ em xung quanh và xây dựng những định hướng, ưu tiên cụ thể đối với việc bảo vệ trẻ em khỏi sự bắt nạt. Nhà trường cũng phải có những giải pháp, tuyên truyền, giáo dục và xử lý những hành vi bắt nạt".
Em Phạm Đào Hồng Ngọc đến từ TP Bắc Kạn tham gia đóng góp ý kiến. |
Về phía đại diện trẻ em Việt Nam, em Phạm Đào Hồng Ngọc đến từ TP Bắc Kạn cho rằng, việc trẻ em bị bắt nạt ở trường học xảy ra theo nhiều cách khác nhau như: Đánh nhau, tẩy chay, quấy rối, xúc phạm bằng lời nói… Bắt nạt trên mạng đang là vấn đề đáng báo động và những người trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này.
Theo em Phạm Đào Hồng Ngọc, trẻ em và người lớn cần trang bị những kỹ năng và kiến thức và chia sẻ cho bạn bè, người lớn về vấn đề này. Ngoài ra, trẻ em cần thông báo cho thầy cô, gia đình về những mối đe dọa và những hành vi bắt nạt. Về phía thầy cô, nhà trường và gia đình cần trang bị những kiến thức để xử lý hiệu quả, nhằm ngăn chặn, giảm bớt những ảnh hưởng của bắt nạt đối với trẻ em.
Hội nghị trực tuyến về bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN là hoạt động do Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và UNICEF tổ chức. Dự án này thuộc khuôn khổ Kế hoạch công tác giai đoạn 2016-2020 của Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) trong bối cảnh ngày càng gia tăng nguy cơ trẻ em bị bắt nạt tại trường và trên mạng.
Cuộc họp được tổ chức trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập Ủy ban bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC). ACWC được thành lập vào ngày 7/4/2010 tại Hà Nội, Việt Nam, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16. Mục tiêu của Ủy ban là thúc đẩy, bảo vệ, tôn trọng, thực thi các quyền của phụ nữ, trẻ em trong ASEAN để họ được sống hòa bình, bình đẳng, công bằng và thịnh vượng.
Gần 55.000 trẻ em tỉnh Trà Vinh chính thức được thụ hưởng chương trình sữa học đường Từ tháng 5/2020, gần 55.000 trẻ mầm non và học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bắt đầu uống sữa tại trường theo chương trình Sữa học đường (SHĐ) của tỉnh với sự phối hợp triển khai của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk. Đây cũng là năm đầu tiên chương trình SHĐ được triển khai trên địa bàn tỉnh. |
RIC giúp giảm thiểu, ngăn chặn bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình Mới đây, Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) đã tổ chức chức hội nghị xây dựng cơ chế hợp tác và kế hoạch hành động chung trong thực hiện dự án "Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và cộng đồng đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái tại tỉnh Hòa Bình". |