Thống kê Bộ, ngành

Ngành điện tử Việt Nam hướng tới tương lai bằng cải thiện kỹ năng, điều kiện làm việc

2024-12-21 12:50:39
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn việc cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời
Đề nghị EU tạo điều kiện thuận lợi cho mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam

Sự kiện được tổ chức với mục đích tìm kiếm các giải pháp phù hợp cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp mũi nhọn này.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI - cho biết: “Một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là những biến động lớn về lao động, trong đó có sự suy giảm và thiếu hụt lao động, việc thu hút người lao động trở lại làm việc, tạo ra việc làm thỏa đáng đang là một bài toán khó được đặt ra.”

Kết quả sơ bộ của cuộc khảo sát doanh nghiệp mới nhất do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của ILO cho thấy khoảng 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng tình trạng thiếu lao động có kỹ năng là một thách thức từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng trong lĩnh vực điện tử. Khoảng 50% số doanh nghiệp cũng coi kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giám sát và quản lý là một thách thức lớn.

Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo lực lượng lao động gắn bó, năng suất ổn định và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất cần phải được coi là ưu tiên hàng đầu.

(Ảnh minh họa).

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO Việt Nam nhận định: “Đồng thời, cần chú ý tới việc làm thỏa đáng để có thể tăng khả năng cạnh tranh bền vững của ngành công nghiệp điện tử trên thị trường toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.

Điều này cũng phù hợp với Lời kêu gọi hành động toàn cầu vì công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm của ILO, trong đó tập trung vào bốn trụ cột có mối liên hệ qua lại mật thiết bao gồm tăng trưởng toàn diện và việc làm, bảo vệ người lao động, an sinh xã hội toàn dân, và đối thoại xã hội.

“Việt Nam có thể phát triển bền vững ngành điện tử thông qua đầu tư hợp lý vào cải thiện điều kiện làm việc thỏa đáng, bao gồm thúc đẩy đối thoại xã hội cũng như tham gia vào các chương trình tăng cường tuân thủ pháp luật tại nơi làm việc”, Lãnh đạo Văn phòng ILO Việt Nam cho biết.

Các doanh nghiệp điện tử đã phát triển một kênh hỗ trợ lẫn nhau để thực hành đối thoại xã hội một cách hiệu quả ở tất cả các cấp, từ đó giúp cải thiện năng suất và điều kiện làm việc. Thực hành tốt này được kỳ vọng sẽ lan tỏa sang các ngành xuất khẩu chủ lực khác của cả nước.

Thông qua các dự án với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu và các nhà tài trợ khác, ILO hiện đang hợp tác chặt chẽ với VCCI để cùng hỗ trợ các đối tác ngành giải quyết tình trạng thiếu hụt việc làm thỏa đáng và phát triển các chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành điện tử tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, vấn đề thúc đẩy đối thoại xã hội và tuân thủ pháp luật tại nơi làm việc sẽ là những yếu tố then chốt để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm này.

Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có giá trị xuất khẩu hàng điện tử tăng liên tục hàng năm, hiện chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Là một trong những nước xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất thế giới, giá trị xuất khẩu của ngành lên tới hơn 108 tỷ USD trong năm 2021 với lực lượng lao động ước tính trên 1 triệu người.

Tuy nhiên, ngành điện tử chủ yếu tập trung vào các hoạt động gia công, lắp ráp có giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động.

Ngành công nghiệp điện ảnh Nga đầu tư vào thị trường Việt Nam
Vừa qua, việc tham gia Triển lãm phim và truyền hình quốc tế - Telefilm Việt Nam 2022 đã mang đến cho hơn 30 công ty Nga cơ hội làm quen với thị trường Việt Nam, tìm hiểu các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình.
Cần tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp kiều bào về đầu tư, làm ăn tại Kiên Giang
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành nhấn mạnh như trên tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Thái Lan - Kiên Giang năm 2022, do Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức, diễn ra tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ngày 7/7.
Top