Ngành TMĐT Việt Nam tăng trưởng 30%/năm nhưng đang đối mặt căn bệnh được Jack Ma ví là 'ung thư' và đây là cách Bộ công thương ứng phó

2025-01-17 19:51:04
Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt mức 30% với tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử (B2C) đạt trên 8 tỷ USD. Tuy nhiên đi kèm theo đó là sự gia tăng của vấn nạn hàng giả, quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm.

Theo số liệu công bố của Bộ công thương trong hội thảo "Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử" sáng 18/4 tại Hà Nội, thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm qua là từ 25%- 30%/năm. 

Cụ thể hơn, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An còn chỉ ra tới năm 2025, ước tính nền kinh tế internet, kinh tế số Việt Nam sẽ đạt giá trị khoảng 33 tỷ USD và ngày càng chiếm vai trò lớn trong nền kinh tế. Năm 2017 thương mại điện tử Việt Nam đạt giá trị 6,2 tỷ USD, tăng 23% so với 2016 và năm 2018 tăng 30% lên mức 8 tỷ USD so với 2017. Tăng trưởng doanh thu bán hàng từ kinh tế số hiện tăng gấp 5 lần so với tăng trưởng GDP. Tăng trưởng bán lẻ hàng hóa dịch vụ có mức tăng 10% trong khi tăng trưởng trung bình của TMĐT đặt mức 25%.

Tuy nhiên song hành với tốc độ phát triển của thương mại điện tử thì cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Do tính chất đặc thù của thương mại điện tử như người mua và người bán không gặp mặt mà chỉ liên lạc trên môi trường mạng, các công cụ tìm kiếm thuận tiện, cho phép người mua tìm dễ dàng, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã xuất hiện ngày càng nhiều trên các gian hàng trực tuyến. Những vi phạm liên quan tới hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng trở nên tinh vi trên môi trường Internet.

Việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra khắp nơi tren thế giới và cả trên những sàn TMĐT lớn,... gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Thậm chí Jack Ma (Nhà sáng lập và điều hành tập đoàn Alibaba) đã nhận định: Vấn nạn hàng giả như căn bệnh "ung thư" của các website TMĐT.

Ngành TMĐT Việt Nam tăng trưởng 30%/năm nhưng đang đối mặt căn bệnh được Jack Ma ví là ung thư và đây là cách Bộ công thương ứng phó - Ảnh 1.

Lễ ký cam kết của Adayroi, Lazada, Sendo, Shopee, Tiki.

Cụ thể tại Việt Nam, Tổng cục trưởng cục quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho rằng hiện nay bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào các giao dịch thương mại điện tử và nằm rải rác khắp cả nước. Sự bùng nổ của Internet, di động khiến việc gian thương tiêu thụ hàng giả hàng nhái ngoài cửa hàng trước đây đã tìm cách luồn lách và tiêu thụ hiệu quả hơn. 

Ngoài ra qua các website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, các hành vi này hiện đang công khai và lộ liễu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin người tiêu dùng. Cụ thể trong năm 2018, Cục quản lý thị trường đã xử phạt 350 vụ vi phạm hàng giả trên thương mại điện tử, tương đương 7 tỷ đồng tại Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, số tiền xử phạt là 0,5 tỷ đồng.

Để chủ động phát triển, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng trên, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng có 2 việc cần thực hiện:

- Tăng cường công tác phối hợp và thực thi giữa các đơn vị thuộc Bộ Công thương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường internet.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp sở hữu các website thương mại điện tử trong việc bảo vệ người tiêu dùng, cam kết bán hàng hàng hóa đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cũng tại Hội thảo này, 5 ông lớn ngành thươ ng mại điện tử gồm Adayroi, Lazada, Sendo, Shopee, Tiki cùng ký cam kết tham giá chương trình. Các sàn TMĐT sẽ gắn logo "Nói không với hàng giả" trên website nhằm minh bạch thông tin về số hotline, quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh, khiếu nại về hàng giả khi mua sắm trên các sàn. Các doanh nghiệp đại diện tham gia lễ ký cam kết đã thể hiện rõ trách nhiệm và quyết tâm mạnh mẽ trong việc chung tay đẩy lùi nạn hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng tới phát triển thương mại điện tử bền vững.

Lần đầu tiên các DN trong hệ sinh thái TMĐT Việt nam quyết bắt tay đưa dừa Bến Tre "lên sàn", doanh số dự kiến tăng hơn 20 lần

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn bài viết : Coi đá gà

Top