Việt Nam được mời tham gia sáng kiến về việc làm và an sinh xã hội của ILO và Liên hợp quốc |
Tăng cường hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam - Liên hợp quốc |
Đối thoại lãnh đạo nữ lần thứ 9 được thiết lập bởi Tổ chức Phụ nữ LHQ tại Việt Nam. Chương trình cũng là hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu thứ 5 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ (hay còn gọi là SDG) đến năm 2030. Nội dung của mục tiêu nói trên nhằm hướng tới việc xóa bỏ tất cả hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ở khắp mọi nơi, loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái bao gồm mua bán người và lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác.
Tham gia sự kiện bao gồm các khách mời như Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Đại sứ Thuỵ Sĩ tại Việt Nam Ann Mawe. Nhiều bạn trẻ, bao gồm các học sinh, sinh viên đến từ nhiều trường THPT và đại học tại Hà Nội như Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐH Quốc Gia Hà Nội) cũng tham dự sự kiện.
Bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng Đại diện UN Women (Ảnh: UN Women). |
Diễn giả chính của Đối thoại lãnh đạo nữ lần thứ 9 bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng Đại diện Phụ nữ LHQ tại Việt Nam. Bà chia sẻ, đây là chuỗi sự kiện được tổ chức thường kỳ với những khách mời là những phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực khác nhau. Dù là người Việt Nam hay người nước ngoài, họ đã có đóng góp đáng được ghi nhận cho cộng đồng trong nước, góp phần lan toả một hình mẫu tích cực trong xã hội, nhất là với giới trẻ - những chủ nhân tương lai.
Thu hút gần 100.000 lượt tương tác Theo thông tin của Ban tổ chức, kể từ tháng 8/2019, 20 diễn giả đã tham gia chuỗi Đối thoại lãnh đạo nữ. Chương trình đã thu hút hơn 500 thính giả trực tiếp, hơn 15.000 lượt tương tác, 80.000 lượt tiếp cận trên các mạng xã hội. Tuy không thuộc chương trình hoạt động chính thức của LHQ tại Việt Nam nhưng Đối thoại lãnh đạo nữ là một trong những chuỗi hoạt động thành công, kéo dài và thu hút sự đông đảo sự quan tâm của giới trẻ trong và ngoài nước. |
Chủ đề chính của Đối thoại lần thứ 9 là những bài học về thành công trong vai trò lãnh đạo. Bà Elisa đưa ra những ví dụ thực tế về quá trình làm thêm nhiều nghề để tự chủ tài chính theo đuổi ước mơ học tập trong đại học, cao học cũng như cách để hoàn thiện bản thân, học nhiều ngoại ngữ và khám phá nhiều nền văn hoá trên thế giới.
"Theo tôi, đối diện với thử thách mới, bước khó nhất thường là lúc bắt đầu. Nếu bạn vượt qua được bước đó, bạn có thể thể hiện năng lực bản thân, giành được sự tin tưởng của đồng nghiệp. Trên hết, bạn cần duy trì sự cầu tiến, mong muốn học hỏi những điều mới", bà Elisa chia sẻ.
Qua chia sẻ, bà Elisa cũng từng chứng kiến sự đối xử phân biệt với phụ nữ trong môi trường làm việc. Điều đó thể hiện rằng những định kiến giới, những hạn chế về mặt cơ hội đối với phụ nữ cần được quan tâm đúng mức. Bà cũng kêu gọi các bạn trẻ cần chủ động thay đổi suy nghĩ, hành động và lời nói đối với phụ nữ. Điều đó sẽ dần hình thành một môi trường tốt hơn cho những nữ lãnh đạo tương lai.
Theo bà, điều này đặc biệt cần thiết trong giới trẻ Việt Nam, những công dân toàn cầu có "sức ảnh hưởng lớn" trong bối cảnh kết nối mạng xã hội ngày càng trở nên rộng lớn.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch VUFO (Ảnh: UN Women). |
Phát biểu tại chương trình, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho rằng, việc có nhiều bạn trẻ tham dự Đối thoại của UN Women Việt Nam, đã cho thấy tín hiệu tốt rằng xã hội đang dần có nhận thức đúng đắn và kịp thời về vấn đề bình đẳng giới. Đại sứ hy vọng rằng, với quyền lợi và trách nhiệm đang có, các bạn trẻ sẽ đặt được ra mục tiêu trong cuộc sống để cố gắng hết sức đóng góp cho cộng đồng và cho xã hội.
Tại phần cuối của chương trình, bà Elisa giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ Việt Nam về phương pháp cho sự bất bình đẳng giới hiện đang tồn tại trong xã hội.
Đối thoại lãnh đạo nữ lần thứ 9 đã diễn ra tại Trụ sở UN (Hà Nội) vào sáng ngày 5/5 (Ảnh: UN Women). |
"Chính các bạn trẻ Việt Nam, những học sinh, sinh viên khi có ý thức về vấn đề bất bình đẳng giới trong cộng đồng của mình, có thể trở thành hình mẫu trong việc phá vỡ định kiến cho thế hệ sau. Để đưa những đối thoại, trao đổi về giới đến với từng cộng đồng cụ thể, cần biết đặc điểm của cộng đồng đó và xây dựng cách thức phù hợp, mang lại hiệu quả. Việc này bắt đầu từ việc lắng nghe chính những mối quan tâm của phụ nữ, người yếu thế, trẻ em trong cộng đồng", bà Elisa cho biết.
20 suất học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Ba Lan |
Phó Chủ tịch nước gặp mặt các nữ Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam |