Du học sinh tại LB Nga tham quan Hội trường DIên Hồng. Ảnh: Quốc Vinh |
Ngày 03/08, Ban Cán sự Đoàn tại Liên bang Nga đã phối hợp với Vụ Truyền thông - Văn phòng Quốc hội tổ chức chương trình “Tham quan, trải nghiệm Nhà Quốc hội” với sự tham gia của 30 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Liên bang Nga.
Tòa nhà Quốc hội Việt Nam được xây dựng trong 5 năm (2009-2014). Thiết kế toà nhà được lấy cảm hứng từ sự tích “Bánh chưng, bánh dày” với 2 khối: mặt bằng chính hình vuông - tượng trưng cho “đất”, phòng họp chính hình tròn ở giữa - tượng trưng cho “trời”. |
Trong buổi tham quan, đoàn được tham quan Khu trưng bày khảo cổ học dưới lòng đất với hàng ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kỳ Tiền Thăng Long (thế kỷ 7-10) và Thăng Long (Thế kỷ 11-18), như giếng cổ, đồ sành sứ, ngói lợp, ngói âm dương.
Bên cạnh đó, đoàn được tham quan phòng Truyền thống, nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử quý báu qua từng thời kỳ. Đoàn được hướng dẫn viên giới thiệu chi tiết về hiện vật được trưng bày tại đây như: mô hình của Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội qua các nhiệm kỳ, các văn bản luật có tính lịch sử được Quốc hội ban hành. Tận mắt ngắm nhìn những kỷ vật lịch sử, mỗi du học sinh đều cảm thấy biết ơn, tự hào về những thành tựu, đóng góp của Quốc hội cho đất nước.
Hai loại gạch tiêu biểu thời Đại La: gạch chữ nhật được dùng để làm nền, thành giếng, đường đi; gạch vuông được lát nền nhà, lát sân. Ảnh: Hoàng Yến |
Điểm nhấn của chuyến tham quan là Hội trường Diên Hồng, nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam. Mỗi năm 2 lần, gần 500 đại biểu trên cả nước lại cùng ngồi tại Hội trường Diên Hồng, để bàn phương hướng phát triển và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Bạn Phạm Duy Nguyên, sinh viên Đại học Kinh tế Nga mang tên G.V. Plekhanov, cho biết: “Nơi đây trước là hoàng thành Thăng Long, hiện tại là Toà nhà Quốc hội – nơi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Do đó, khi được tới đây tham quan, em cảm thấy mình được truyền cảm hứng học tập để sau này trở về xây dựng đất nước”.
Trải qua hơn 75 năm, Quốc Hội đã có những bước phát triển về số lượng và chất lượng đại biểu, những ý kiến được thông qua. Quốc hội khoá XV đã thông qua nhiều quyết sách, dự án luật, như Dự án Cao tốc Bắc-Nam, tạo đòn bẩy đòn bẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Đặc biệt, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19. Giờ đây, bạn bè quốc tế không chỉ biết tới Việt Nam với những trang sử hào hùng, mà còn biết tới đất nước đang trên đà đổi mới và phát triển. “Vì những lẽ đó, em rất tượng về đạt quả đã đạt được của Quốc hội khoá XV”, Duy Nguyên chia sẻ.
Bạn Bùi Đình Trọng, nghiên cứu sinh Học viện An ninh Liên bang Nga, chia sẻ: “Tôi được biết, ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên cả nước. Công tác chuẩn bị cho Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện thù trong, giặc ngoài và bối cảnh nền kinh tế, xã hội hết sức khó khăn. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho cử tri Việt Nam”.
Hiện nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tưu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội đất nước và đối ngoại. Việt Nam có quan hệ chính trị tốt đẹp với các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vị thế đất nước trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đình Trọng hy vọng, trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trên tất cả lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, quân sự.
Đoàn tham quan Phòng Truyền thống. Ảnh: Hoàng Yến |
Qua buổi tham quan, bạn Hoàng Thu Trang, sinh viên Đại học Hữu nghị các Dân tộc Quốc gia Nga mang P. Lumumba (RUDN), được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới, như: kiến trúc toà nhà Quốc hội, lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ tiền Thăng Long, Thăng Long, chiêm ngưỡng di vật khảo cổ qua nhiều thời kỳ.
Chia sẻ cảm xúc sau buổi tham quan, Thu Trang cho biết: “Khi đứng trong Hội trường Diên Hồng, em cảm thấy rất tự hào về truyền thống đất nước, dân tộc mình. Là du học sinh, em cảm thấy mình có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế”.
Theo Thu Trang, là “đại sứ văn hoá” của Việt Nam ở nước ngoài, lưu học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga thường tổ chức Ngày lễ văn hoá nhằm giới thiệu tới bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Trong đó, tại trường RUDN đã diễn ra Tuần lễ văn hoá Việt Nam. Trong cả tuần lễ, du học sinh quốc tế được hoà mình vào không gian văn hoá Việt với những món ăn truyền thống, nghệ thuật dân gian, như viết thư pháp, nhảy sạp, triển lãm tranh lụa và tranh Đông Hồ, hổi sáo, biểu diễn võ thuật cổ truyền dân tộc.
LB Nga: Ngày hội sinh viên quốc tế tại MISIS - Lan toả văn hoá Việt Lần thứ 10 được tổ chức, Ngày hội sinh viên quốc tế tại Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (MISIS) tiếp tục mang lại cho khán giả những trải nghiệm thú vị và bổ ích. Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam thêm gần gũi hơn trong tâm trí bạn bè Nga và quốc tế. |
LB Nga: Sinh viên Việt Nam đạt giải cao tại Hội trại truyền thông quốc tế Tại Hội trại truyền thông quốc tế, sinh viên được học hỏi nhiều kỹ năng truyền thông từ các chuyên gia đầu ngành của Nga, cũng như trải nghiệm làm việc trong môi trường đa văn hoá. Đội thi gồm 8 sinh viên đến từ Việt Nam, Zimbabwe, Algeria và Ấn Độ đã đạt giải “Dự án tốt nhất”. |