Thống kê nước ngoài

Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội

2024-12-20 20:19:09
Venezuela trân trọng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ra mắt cuốn sách “Từ Việt Bắc về Hà Nội” nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Thưa ông, ông hãy chia sẻ cảm nhận của mình về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru nhân dịp ông Jawaharlal Nehru thăm Việt Nam, ngày 17/10/1954. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản đồ sộ về hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Trong đó có di sản quan hệ Việt Nam - Ấn Độ mà hiện nay vẫn luôn được hai nước trân trọng giữ gìn, kế thừa, phát triển.

Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Ngài Jawaharlal Nehru là người bạn thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngài Nehru luôn luôn theo dõi và dành cho cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam sự ủng hộ nhiệt tình và quý báu. Ông đã lên án mạnh mẽ việc chính phủ Anh dùng quân đội Ấn Độ để giúp thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Chính ông đã ra lệnh cấm máy bay quân sự Pháp sử dụng các sân bay Ấn Độ trên đường tới Việt Nam. Ông đã tham gia tích cực vào cuộc vận động lập lại hoà bình ở Đông Dương và chấm dứt cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Chính ông cũng là vị thượng khách đầu tiên đến thăm Hà Nội sau khi thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới giải phóng được một tuần lễ. Ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị bền chặt Ấn Độ và Việt Nam.

Với 10 ngày thăm Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có nhiều cuộc hội đàm với Chính phủ Ấn Độ, thăm nhiều cơ sở sản xuất, nghiên cứu khoa học và tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân lao động ở nhiều địa phương, tiếp xúc và nói chuyện với giới báo chí, Hội những người Ấn Độ nghiên cứu các vấn đề quốc tế... Những cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã thu được nhiều kết quả rất tốt đẹp, tô thắm thêm mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đồng thời, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc ở châu Á và trên thế giới.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng không phai trong lòng nhân dân Ấn Độ. Người đã chiếm trọn trái tim của người dân Ấn Độ ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, bởi sự hòa nhã, thân ái và khiêm nhường. Hàng nghìn người dân Ấn Độ đổ ra đường chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đoàn xe của Người đi qua và rất nhiều người đã khóc khi nhìn thấy Người.

Tôi nhớ, ngày 21/1/1947, sinh viên Ấn Độ đập phá sân bay Calcutta vì đây là nơi có những máy bay ném bom của Pháp. Các máy bay tiếp nhiên liệu tại Calcutta và đi ném bom Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi phá hủy những cơ sở này. Ba sinh viên thiệt mạng dưới tay thực dân Anh. Đó là khởi đầu của tình đoàn kết giữa chúng ta, được viết nên bằng máu.

Có thể nói, lúc bấy giờ, mỗi trường đại học hay cao đẳng ở Ấn Độ đều là trung tâm đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đã đứng lên đấu tranh. Cũng từ thời điểm đó có khẩu hiệu: “Tên bạn, tên tôi, Việt Nam, Việt Nam” làm rung chuyển cả Ấn Độ.

- Chúng ta học tập được gì từ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thưa ông?

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Ấn Độ. Khi đó, phía Ấn Độ đã chuẩn bị một phòng khách lớn trong Tòa nhà Chính phủ để Người nghỉ lại. Nhưng Người đã chọn nghỉ chung phòng với một nhân viên bình thường của Tòa nhà Chính phủ. Đó là câu chuyện mà người Ấn Độ ghi nhớ và kính trọng.

Nhiều câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia sẻ ở toàn Ấn Độ. Từ đó, tôi tự rút ra những điều cần học từ Người là:

Thứ nhất, phải đủ kiên cường để xác định được chính sách dành cho các nước thuộc địa.

Thứ hai, tin tưởng người dân là người chủ mọi vấn đề, kể cả giải phóng.

Thứ ba, người cộng sản cần giản dị, trong sáng trong cách ứng xử và lối sống để được nhân dân tin tưởng.

Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam dâng hoa tưởng niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Kolkata, Ấn Độ nhân dịp Quốc khánh 2/9/2022. (Ảnh: Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam)

- Ông đánh giá thế nào về tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Tôi nghĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thuộc về Việt Nam mà thuộc về tất cả những người có ước mơ được sống trong một đất nước độc lập, có cuộc sống tốt đẹp, trong bầu không khí hòa bình, chống lại mọi hình thức xâm lược, phân biệt đối xử. Người là biểu tượng của hòa bình, độc lập, chủ quyền, tiến bộ xã hội và là người thúc đẩy xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng mỗi nước. Chúng tôi được truyền cảm hứng rất nhiều từ Người.

Ở Ấn Độ, ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, cũng được tổ chức rất hoành tráng. Ở thành phố của tôi, thành phố Kolkata (Ấn Độ), cũng có tượng Hồ Chí Minh. Khi thành viên Đảng cánh tả được bầu làm thị trưởng Calcutta (tên cũ của Kolkata), việc đầu tiên họ làm là đổi tên một tuyến đường thành đường Hồ Chí Minh để thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam.

Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là của riêng nhân dân Việt Nam. Mọi nhà cách mạng đều noi theo tư tưởng, lý luận và cuộc đời Người nếu họ thực sự muốn trở thành con người cách mạng.

Tôi cho rằng chính cuộc đời của Người là động lực lớn để chúng tôi đấu tranh cho công bằng xã hội ở đất nước mình. Chúng tôi luôn nêu cao khẩu hiệu “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh, ta sẽ đánh, ta sẽ thắng”. Nghĩa là nếu bạn làm theo lý luận, thực tiễn Hồ Chí Minh và cuộc đời Người thì chắc chắn bạn sẽ có động lực chiến đấu và bảo đảm bạn sẽ chiến thắng. Đó là cách chúng tôi nhìn nhận về cuộc đời và cuộc đấu tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Pallab Sengupta sinh ngày 14/1/1950 tại Ấn Độ. Ông có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Trong những năm làm lãnh đạo các tổ chức sinh viên và thanh niên quốc tế, ông Pallab Sengupta luôn thể hiện sự ủng hộ với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.

Ở cương vị Tổng Thư ký của Tổ chức đoàn kết toàn Ấn Độ, ông Pallab Sengupta đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy đoàn kết, hữu nghị; tăng cường hiểu biết giữa nhân dân Ấn Độ - Việt Nam; phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ của các hội nghị, mạng lưới nhân dân đa phương.

Năm 2017, ông được trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cho những đóng góp tích cực của ông vào việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan kỷ niệm ngày sinh nhật Bác
Ngày 19/05, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Pakistan kiêm nhiệm Afghanistan tổ chức lễ Dâng hương nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ kỷ niệm năm nay được tổ chức đồng thời tại trụ sở ĐSQ tại Islamabad và Thương vụ Việt Nam tại TP. Karachi - nơi có đông đảo bà con, cộng đồng người Việt Nam nhiều thế hệ sinh sống và làm việc.
Ấn tượng về sự giản dị, gần gũi và bao dung của Bác Hồ trong mắt nhà báo quốc tế
Giản dị, gần gũi, giỏi ngoại ngữ và bao dung - đó là ấn tượng của các nhà báo nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Top