Bộ trưởng Môi trường Pháp Nicolas Hulot (ảnh) là một nhà hoạt động vì môi trường nổi tiếng
Bộ trưởng Môi trường Pháp Nicolas Hulot cho hay: lệnh cấm các loại xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch là một phần trong cam kết của nước này đối với Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. Theo ông Hulot, Pháp hướng tới trở thành nước có mức thải khí carbon trung bình vào năm 2050.
Ông Hulot cho biết thêm rằng chính phủ Pháp sẽ phải đầu tư nhiều hơn để đáp ứng mục tiêu trên. Các hộ gia đình nghèo sẽ được hỗ trợ tài chính để thay thế những phương tiện cũ, vốn gây ô nhiễm nhiều hơn.
Bộ trưởng Hulot thông báo rằng tất cả các mẫu xe mới của hãng sản xuất ô tô Volvo đều sẽ sở hữu chế độ sử dụng năng lượng điện từ năm 2019, đồng thời thừa nhận các nhà sản xuất ô tô Pháp như Peugeot Citroen và Renault sẽ gặp khó bởi quy định mới.
Xe hơi sử dụng 2 động cơ hoặc chỉ chạy điện chiếm khoảng 5% thị trường ô tô Pháp
Dòng xe chạy điện Zoe của hãng Renault là một trong những dòng xe phổ biến nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, các mẫu xe truyền thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm khoảng 95% thị trường trong khối.
Ô tô sử dụng xăng dầu hoặc điện chiếm khoảng 3,5% thị trường xe hơi Pháp. Trong khi đó, tỷ lệ lượng xe chỉ chạy điện đạt khoảng 1,2%. Hiện chưa rõ số phận của những chiếc xe sử dụng xăng dầu đang được vận hành khi tới thời hạn áp đặt quy định mới (năm 2040).
Các mục tiêu khác trong kế hoạch bảo vệ môi trường của Pháp bao gồm: đóng cửa các nhà máy nhiệt điện vào năm 2022, cắt giảm tỷ trọng điện hạt nhân xuống 50% tổng sản lượng vào năm 2025 và ngừng cấp phép thăm dò dầu khí.
Theo đánh giá, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu hồi tháng trước đã góp phần hối thúc Pháp đưa ra kế hoạch cấm bán các loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã công khai chỉ trích động thái này của Mỹ.
Những mẫu xe chạy xăng dầu truyền thống sẽ bị cấm bán vào năm 2040
Nhiều thành phố của Pháp đang phải vật lộn với tình trạng ô nhiễm không khí ở mức cao, bao gồm cả Thủ đô Paris - nơi mới hứng chịu nhiều ngày ô nhiễm lên tới đỉnh điểm hồi tháng 3.
Paris đã triển khai hàng loạt biện pháp để cắt giảm lượng ô tô. Tuy nhiên, hồi tháng trước, một phụ nữ đã khởi kiện chính phủ Pháp vì việc không bảo vệ sức khỏe của cô này trước những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ở Paris.
Ở châu Âu, Na Uy là nước đi đầu trong việc sử dụng ô tô chạy điện và muốn chuyển toàn bộ sang loại phương tiện này vào năm 2025, cùng với Hà Lan. Ngoài ra, Đức và Ấn Độ cũng đã lên kế hoạch tương tự với mục tiêu là năm 2030.
Hồng Anh
Nguồn bài viết : Kết quả xổ số miền Bắc 30 ngày