Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Pha Đin
|
Tỉnh Sơn La và Xay Sổm Bun (Lào) tăng cường quan hệ hợp tác
|
Đó là dịp để những người con báo hiếu công ơn cha mẹ, tưởng nhớ đến những người thân, ông bà, tổ tiên đã khuất, cứu độ chúng sinh, chung tay giúp đỡ những người cơ nhỡ, không nơi nương tựa để vũ trụ bao la này tràn ngập tình yêu thương.
Theo tục lệ bản mường của người Lào thì hàng năm có 12 lễ tiết và 14 luật ứng xử gọi là “Hít xịp xỏng, khong xịp xì”. Trong số 12 lễ tiết ấy, phải kể đến Bun Khạu Pá Đắp Đin - lễ cúng cơm đặt cúng trên mặt đất. Đây là ngày lễ người Lào cúng cho người thân đã khuất cùng những cô hồn vãng lai. Lễ này tổ chức vào ngày 14/9 trăng khuyết theo lịch cổ truyền Lào, tức ứng với ngày 26/8 dương lịch, trùng vào ngày 30/7 năm nay của âm lịch Trung Hoa. Gọi là “tháng trăng khuyết” vì tháng âm lịch của Lào đi trước âm lịch Trung Hoa hai tháng, mỗi tháng lặp lại hai lần, mỗi lần 15 ngày hoặc 14 ngày. Lần đầu tiên, tính từ ngày mồng 1 đến ngày 14 hoặc 15 gọi là tháng trăng tròn. Sau ngày 15 âm trở đi gọi là tháng trăng khuyết.
Tại Việt Nam, cộng đồng người Việt gốc Lào ở buôn Trí A, xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk hàng năm đến ngày lễ Bun Khạu Pá Đắp Đin cũng đều cùng nhau thực hiện. Như đã nói ở trên, ngày lễ này theo truyền thống của Lào sẽ thực hiện vào ngày 14/9 lịch Lào, tức sẽ ứng với ngày 29/7 âm lịch Việt Nam. Nhưng điều thú vị là vào ngày rằm tháng 7 âm lịch thì người Việt Nam tưng bừng đón chào lễ Vu Lan báo hiếu, cũng là ngày Xá tội vong nhân theo quan niệm dân gian.
Hơn 100 năm trước, cộng đồng người Lào đã thiên di đến cộng cư với đồng bào các dân tộc Việt Nam nơi đây nên họ cũng chuyển ngày lễ Bun Khạu Pá Đắp Đin sang thực hiện vào ngày rằm tháng 7, thay vì ngày 29/7. Đây phải chăng là quá trình giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc đã gắn bó với nhau trong hơn 10 thế kỷ qua.
Tôi đã đem băn khoăn này tâm sự với bác Bun My Lào, thì được bác cho biết: “Cộng đồng người Lào ở đây hiện có hơn 250 nhân khẩu sống cộng cư cùng các dân tộc Kinh, Ê Đê, M’Nông, Thái, Tày, Nùng, trong đó, người Kinh đông nhất. Nhiều gia đình trong địa phương hiện nay là kết quả của quá trình hôn phối giữa người Lào với người Việt và với các dân tộc khác làm cho mọi ranh giới giữa hai dân tộc Việt - Lào như được xóa đi”.
Theo đó, ngày lễ Bun Khạu Pá Đắp Đin và lễ Vu Lan cũng hòa nhập làm một và được trang trọng thực hiện vào ngày rằm tháng 7. Cũng trong thời gian này, cộng đồng các dân tộc Thái, Tày, Nùng trên địa bàn cũng tổ chức cúng rằm để tưởng nhớ đến tổ tiên, thân bằng quyến thuộc đã quá vãng. Nếu tổ chức cùng một ngày khiến không khí lễ tiết nhộn nhịp hơn, tình cảm gia đình sẽ càng thêm gắn bó và tạo khối đoàn kết trong cộng đồng.
Đến thăm nhà bà Kịnh Kẹo Vi Lay vào ngày Vu Lan, tôi thấy gia đình bà đặt đồ cúng dường ở bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên một cách trang trọng. Ngoài ra, theo phong tục, bà còn đem những đồ ăn, thức uống, hương hoa, trà quả gói vào trong lá chuối hoặc lá dong đem đặt ở dưới những gốc cây hoặc ở ngoài bến nước của dòng sông Sê Rê Pốk. Bà nói: “Việc đặt đồ cúng ở bên ngoài nhà là để cho chúng sinh đang chịu đói khát được ăn no. Chúng ta làm phước cho chúng sinh cũng là cách hành thiện, tích đức cho mình. Vì vậy, mới tờ mờ sáng, tôi đã đem những đồ cúng tế được chuẩn bị từ trước đem ra ngoài nhà”.
Vì trong buôn Trí A không có chùa Nam Tông theo truyền thống của đồng bào Lào nên việc tổ chức lễ Bun Khạu Pá Đắp Đin không có sư sãi hướng dẫn quy tụ về chốn thiền môn, nhưng người Lào ở đây vẫn thực hiện một cách thành kính. Bà Mé Lỏm là một phụ nữ chừng hơn 60 tuổi rất khéo tay. Đồ cúng tế của bà không chỉ được gói bằng lá chuối, mà bà còn dùng bẹ chuối làm hẳn cái khung hình tam giác có đáy và cẩn thận đặt tất cả vào trong đó, bên ngoài còn điểm xuyết thêm vài đóa hoa Chăm pa.
Trong mỗi gia đình, có bao nhiêu người đã khuất thì sẽ có bấy nhiêu phần cúng tế. Nếu không nhớ hết được, thì họ sẽ đem cơm hoặc cháo, gạo, muối đem bỏ vào lá chuối để rải trên mặt đất. Tư tưởng nhân văn này được người Việt thực hiện qua tục nấu cháo rải trên lá đa nhờ gió mang đến với những cô hồn đang ngày đêm đói khát.
Điểm khác biệt chính là người Lào cúng vào thời điểm tờ mờ sáng, trước lúc mặt trời mọc, còn người Việt sẽ thực hiện cúng tế bất kỳ lúc nào trong ngày. Đó đều là lòng tri ân, sự hiếu hạnh của cháu con với tiên tổ sinh thành. Tuy vậy, vẫn có người cho rằng, đem thức ăn đi vứt như thế thật lãng phí, chỉ làm mồi cho các loài côn trùng, súc sinh mà thôi. Tôi thì lại cho rằng, dẫu chỉ là để làm mồi cho súc vật, côn trùng, nhưng đó cũng là những sinh vật có sự sống, cũng biết đói khát và mong được sống no đủ mỗi ngày như chúng ta. Đó cũng là một cách ứng xử cân bằng tốt đẹp với hệ sinh thái.
Nói như bà Mé Lỏm: “Mỗi năm làm lễ Bun Khạu Pá Đắp Đin một lần, nhưng giữ được hồn quê và phong tục tập quán của dân tộc để nuôi dưỡng lòng từ bi cho thế hệ con cháu người Lào biết ứng xử tốt đẹp không chỉ với người đang sống mà với cả những người đã khuất là tổ tiên, là đồng loại của mình thì cũng xứng đáng lắm”.
Cũng bởi lẽ đó mà ông bà, cha mẹ trong gia đình đều dẫn theo con cháu dậy sớm trước lúc mặt trời lên để mang đồ tế lễ ra cúng. Ai nấy đều nghĩ rằng thân bằng quyến thuộc của mình đang ngóng chờ trong cơn đói khát. Lúc ấy, những bậc trưởng bối bắt đầu thắp lên những ngọn nến và hương trầm giữa màn đêm còn bao phủ, kèm theo lời khấn nguyện những người thuộc thế giới bên kia mau đến nhận lộc. Những người trẻ theo sau không ai bảo ai cũng tự nhiên chắp tay và thầm niệm lên trong tiềm thức mình rằng:
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả,
Thân bằng và quyến thuộc,
Cho tất cả chúng sinh...
Đều nhận được phước lành.
Sa thụ, sa thụ, sa thụ.
(Lành thay, lành thay, lành thay).
Vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Luang Namtha (Lào) với các địa phương của Việt Nam
Nhiều năm qua, kế thừa và phát huy mối quan hệ truyền thống giữa hai nước Việt - Lào, các địa phương của Việt Nam và tỉnh Luang Namtha (Lào) đã kết nghĩa, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, cùng nhau giúp đỡ, hợp tác phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
|
Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu
Sáng 12/8 (tức ngày 15/7 âm lịch), chùa Phật Tích ở thủ đô Vientiane (Lào) tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 2.566 với sự tham dự của đông đảo chư tăng, ni, phật tử Việt Nam đang sinh sống ở Lào. Buổi lễ cũng có sự tham dự của chư tăng, ni, phật tử và nhiều người dân Lào.
|
Nguồn bài viết : Bóng đá Italia