Liên minh châu Âu sẽ chi 800 triệu euro để phát triển hydro xanh

2025-01-17 19:49:33
Xuất khẩu xanh - đòi hỏi bắt buộc nếu muốn bán hàng vào thị trường châu Âu
Từ 1/10/2023 đến hết năm 2025, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với 6 ngành hàng nhập khẩu, gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và khí hydro. Điều này có nghĩa là xuất khẩu xanh đang là đòi hỏi bắt buộc nếu các quốc gia muốn bán hàng vào thị trường châu Âu.
Liên minh châu Âu nhất trí loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Ngày 17/10, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí sẽ thúc đẩy mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch theo quan điểm đàm phán cho hội nghị khí hậu COP28 sắp tới của Liên hợp quốc.

Đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi năng lượng

Tính đến năm 2022, hydro xanh mới chỉ chiếm chưa đến 2% tổng năng lượng tiêu thụ tại châu Âu. Hydro xanh cũng mới chỉ được sử dụng hạn chế trong sản xuất hoá chất như nhựa hay phân bón. Ưu tiên của Ủy ban châu Âu (EC) là phát triển mạnh hydro xanh với mục tiêu sản xuất được 10 triệu tấn vào năm 2030, cũng như nhập khẩu một số lượng tương đương để thúc đẩy xu hướng sử dụng năng lượng xanh này.

Sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên này sẽ góp phần bổ sung cơ cấu năng lượng của châu Âu, một trong những nhân tố quan trọng giúp bảo đảm an ninh năng lượng trong tương lai. Hydro xanh còn được kỳ vọng có thể là nhân tố chủ chốt trong quá trình phi carbon hoá, giúp khối này đạt mục tiêu trung hoà khí phát thải nhà kính vào năm 2050.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen

Phát biểu tại Tuần lễ Hydro xanh diễn ra tại Brussels (Bỉ) từ ngày 20 đến 24/11, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đề cập đến nền kinh tế hydro đang bùng nổ với loạt ví dụ về cơ sở hạ tầng đang được xây dựng tại cảng Rotterdam (Hà Lan), chuyến bay đầu tiên của máy bay chạy bằng hydro lỏng trên bầu trời Slovenia. Ước tính châu Âu đã đầu tư 17 tỷ euro để hỗ trợ 80 dự án về hydro xanh ở các quốc gia khác nhau. “Chúng tôi sẽ thực hiện bước tiếp theo, khởi động gọi vốn cho Ngân hàng Hydro châu Âu. Công quỹ châu Âu sẽ rót cho Ngân hàng Hydro 800 triệu euro và ngân hàng này cũng sẽ huy động nguồn tài chính từ đầu tư tư nhân”, bà nói.

Phó chủ tịch EC Maroš Šefčovič nhấn mạnh, mục tiêu của EU là dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng hydro xanh. “Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng hygro xanh để thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch, sản xuất thép với lượng khí thải CO2 rất thấp hoặc bằng 0 cũng như sản xuất ô tô, xe buýt, xe lửa, thậm chí cả máy bay và thuyền chạy bằng hydro xanh không gây ô nhiễm”, ông nói.

EC cho biết, sẽ có đánh giá và công bố về lộ trình hydro xanh của mỗi quốc gia thành viên vào cuối năm 2023, cũng như dự án tham vọng thành lập một thị trường hydro xanh vào năm 2030. Hiện một số dự án cơ sở hạ tầng hydro xanh đáng chú ý đang được thúc đẩy tại châu Âu, đó là xây dựng đường ống ngầm dài gần 400km, nằm dưới biển Bắc để vận chuyển hydro xanh giữa Anh và Đức. Một dự án tương tự trị giá hơn 2,1 tỷ euro kết nối giữa Barcelona (Tây Ban Nha) với Marseille (Pháp).

Kế hoạch cụ thể

Các nước châu Âu và cả Ủy ban châu Âu đang đổ tiền công quỹ phát triển một dạng năng lượng mà châu Âu có thể tự chủ hoàn toàn, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh. Hydro có thể được sản xuất trong lãnh thổ châu Âu nhờ điện gió và điện mặt trời, thủy triều và nguyên tử. Hydro giúp giảm lệ thuộc vào dầu mỏ, đất hiếm - những khoáng sản mà châu Âu vẫn phải nhập từ bên ngoài.

Hydro sẽ đóng góp quyết định vào việc đạt được các mục tiêu chính sách năng lượng và khí hậu ở châu Âu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như giao thông và công nghiệp. Khi thực hiện và định hình quá trình chuyển đổi năng lượng ở châu lục, Ðức và Pháp đang tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn để đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi và giúp quá trình này mang lại hiệu quả cao nhất.

Các đại biểu bàn luận tại Tuần lễ Hydro xanh

Chính phủ Ðức đang quyết tâm cùng Pháp và các đối tác khác thúc đẩy phát triển hydro nhằm tạo cơ hội tích cực để định hình sự phát triển thị trường hydro toàn cầu, cũng như các cơ hội kinh tế và bảo vệ khí hậu. Theo Bộ Ngoại giao Ðức, nước này đang dần trở thành một nền kinh tế hydro. Chiến lược hydro quốc gia của Ðức đã tạo cơ sở cho việc này. Đức lên kế hoạch 20 tỷ euro xây dựng mạng lưới truyền dẫn khí hydro dài 9.700 km, kết nối cảng biển, khu công nghiệp, kho lưu trữ và nhà máy điện trên toàn quốc. Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: "Các tua-bin đã có thể chạy với một nửa nguồn năng lượng từ hydro và chạy hoàn toàn bằng hydro vào năm 2030. Đó là một phần trong chiến lược an ninh năng lượng của nước Đức".

Đang dẫn đầu thế giới về số lượng nhà máy sản xuất hydro, chính phủ Tây Ban Nha vừa bổ sung 22 tỷ euro hỗ trợ. Còn Đan Mạch sắp xây nhà máy điện phân hydro công suất 1 GW lớn nhất thế giới nhằm mục tiêu xuất khẩu.

Liên minh châu Âu thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo
Liên minh châu Âu (EU) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh bằng cách thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thực hiện cam kết đi đầu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đại sứ Julien Guerrier: EU muốn cùng Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển
Ngày 27/9, ông Julien Guerrier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới.

Nguồn bài viết : PT Trực Tuyến

Top