Tin thời tiết hôm nay 25/1: Mùng 1 Tết miền Bắc rét cóng, xuất hiện băng giá |
Cận cảnh chợ Tết ở làng quê Việt: Bình dị nhưng đầy không khí Tết |
Chợ Gò Trường Úc chỉ nhóm họp duy nhất vào ngày mồng 1 Tết âm lịch |
Nằm cách TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 8 km, mỗi năm chợ Gò Trường Úc (hay còn gọi là chợ Gò) thuộc thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước chỉ nhóm họp duy nhất vào ngày mồng 1 Tết âm lịch.
Chợ Gò họp trên một gò đất dưới chân núi Trường Úc, cạnh bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại. Nói là chợ Gò nhưng thật ra chỉ là bãi đất trống rộng, không một gian hàng, túp lều, các ngày trong năm cũng không nhóm chợ, mà chỉ họp một phiên duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch.
Chợ Gò họp trên một gò đất dưới chân núi Trường Úc |
Tương truyền, chợ Gò có nguồn gốc từ thời anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa. Đây là chỗ tập trận của quân đội áo vải. Bộ binh đóng đồn trên núi Trường Úc, thủy quân từ đầm Thị Nại vào. Quân từ nhiều nơi hội tụ về nên để thỏa nỗi nhớ xa quê dịp Tết, các tướng nhà Tây Sơn tổ chức cuộc vui ngay trên bãi thao trường vào mùng 1 Tết.
Ông Hồ Văn Vạn, Trưởng thôn Phong Thạnh, cho biết: “Tôi nghe các cụ truyền miệng với nhau, hồi ấy nhà Tây Sơn tổ chức vui chơi cho binh lính đến khi mặt trời lặn. Lúc ấy, người thân của họ ra về, còn binh lính thì bắt đầu canh phòng nghiêm ngặt khi đêm về. Vì vậy hàng năm các gia đình binh lính theo lệ về đây, người dân địa phương mang các đồ cây nhà lá vườn bày bán, lâu dần thì thành lệ. Khi quân Tây Sơn tan rã nơi đây trở thành lễ hội chợ Gò hàng năm”.
Chợ Gò giống như một lễ hội vui xuân |
“Phiên chợ Gò đã tồn tại suốt mấy trăm năm nhờ ý thức gìn giữ nét mộc mạc của một phiên chợ quê truyền thống như thế của người dân. Điều này xuất phát không chỉ từ sự tôn kính của người dân đối với các tướng lĩnh nhà Tây Sơn đã có công tổ chức lễ hội chợ Gò ban đầu, mà còn ở những ý nghĩa tốt đẹp, đem đến những niềm vui, cầu mong sự may mắn từ phiên chợ này trong năm mới”, ông Vạn cho biết.
Khác với những phiên chợ họp thường ngày, chợ Gò giống như một lễ hội vui xuân. Khi tiếng pháo giao thừa vừa dứt, người dân vùng phụ cận mang đến đây những sản vật địa phương của mình như gánh rau, các loại trái cây, thực phẩm, nhưng nhiều nhất vẫn là cau trầu. Ai đến trước bày bán hàng trước, ai đến sau thì nối đuôi nhau bày hàng, cứ thế chủ các gian hàng xếp trật tự mà không lời qua tiếng lại tranh giành như các phiên chợ thường nhật. Họ đem đến bán để lấy lộc đầu năm. Người mua không phải vì thiếu thức ăn, mà là muốn “mua” cái lộc đầu năm.
Nhiều người đi chợ Gò để mua may bán đắt cho cả năm |
Bà Hồ Thị Mỹ Hạnh (56 tuổi, ở thôn Phong Thạnh), cho biết: “Chợ Gò tuy một năm nhóm có một ngày, nhưng hơn 30 năm qua, mỗi dịp Tết đến là tôi đều chọn trong vườn nhà mình những buồng cau, lá trầu đẹp nhất rồi gánh ra chợ Gò bán lấy lộc đầu năm. Theo tục lệ, khách hàng mua 12 lá trầu để tượng trưng 12 tháng trong năm, hai trái cau chín đỏ, một ít vôi Trường Úc và một chùm trái sung với ý nói lên sự sung túc giàu sang của mọi gia đình làm ăn trong năm mới”.
Người ta vẫn nói “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên hầu như ai đến chợ chí ít cũng mang về gói trầu cau lấy may. Người mua về đặt lên bàn thờ tiên tổ, nhiều người mua trầu về bói cầu may, nhiều người lại mang trầu cau lên viếng những ngôi mộ trên núi Trường Úc. “Dù chẳng nhiều nhặn gì, mỗi gói cau, trầu chỉ vài ngàn đồng nhưng thiếu là xem như năm ấy không có lộc đầu năm”, bà Hạnh cho biết.
Muối cũng là mặt hàng đắt khách, bởi “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Điều đặc biệt, phiên chợ tuyệt nhiên không ai có sự mặc cả về giá, không cò kè bớt một thêm hai. Tất cả là để họ trao cho nhau chút lộc đầu xuân, chúc phúc cho mọi người, mọi nhà một năm mới an khang thịnh vương.
Chợ Gò bắt đầu từ lúc nửa đêm về sáng |
Có một điều thú vị ở chợ Gò, đó là nhiều đôi trai gái ở tuổi đôi mươi, họ khoác tay nhau cùng mua vài quả cau, lá trầu và chút vôi để cho duyên thắm tình nồng lứa đôi. Nhiều cặp trai gái đã nên vợ thành chồng từ phiên chợ Gò. “Thời trẻ, cụ và ông nhà nên vợ nên chồng nhờ đi cầu duyên ở chợ Gò. Với cụ, ở đây ai không đi được chợ Gò xem như chưa ăn Tết. Trước còn khỏe cụ vẫn mang trầu cau ra chợ bán, nay già yếu rồi mỗi khi đến phiên chợ Gò lại nhờ con cháu dẫn ra mua ít cau, trầu xem như lộc may mắn trong năm”, cụ Nguyễn Thị Đào (83 tuổi, ở thôn Phong Thạnh) vui vẻ cho biết.
Dù chỉ nhóm họp một ngày trong năm nhưng với sự sầm uất đa dạng và mang đậm nét văn hóa cổ truyền dân tộc, chợ Gò đã qua mặt hàng ngàn các chợ khác trong nước để lọt vào top “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam” được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xếp hạng.
Tết ở Trường Sa có gì đặc biệt? Theo thông lệ, sáng đầu tiên của năm mới âm lịch, các đảo trên quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức cho quân ... |
Chùm ảnh: Hà Nội vắng lặng sáng mùng 1 Tết Sau cơn mưa tầm tã lúc giao thừa và rạng sáng ngày mùng 1, đường phố Hà Nội sạch sẽ và vắng lặng ngày đầu ... |
Gió mùa đông bắc tràn về, ngày mùng 1 Tết Bắc Bộ chìm trong mưa rét Do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh phía Bắc đón ngày đầu tiên của năm mới trong thời tiết rét đậm, rét hại. |
Nguồn bài viết : XS Mega