Hội đồng Trẻ em tỉnh Quảng Bình đối thoại với Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh về quyền trẻ em Phiên đối thoại diễn ra sáng ngày 16/3/2021 là lần tiếp xúc thứ 2 giữa Hội đồng Trẻ em (HĐTE) tỉnh Quảng Bình với đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. |
Phải nỗ lực nhiều hơn nữa để mang lại hạnh phúc, ấm no và sự phồn vinh bền vững Với sự thành công của Đại hội XIII, đất nước ta bước vào năm 2021 với nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, mọi đảng viên, cán bộ, chiến sĩ và toàn dân phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, mang lại hạnh phúc, ấm no cho người dân, sự phồn vinh bền vững của đất nước. |
Theo Báo Dân sinh, khảo sát có sự tham gia của 1.692 trẻ em từ 11 - 16 tuổi ở 7 tỉnh/ thành phố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mục tiêu của khảo sát nhằm thu thập ý kiến, suy nghĩ của trẻ em về những vấn đề liên quan trực tiếp tới trẻ em, từ đó, xem xét thực trạng thực thi Quyền Trẻ em tại Việt Nam dưới góc nhìn của trẻ.
Cũng theo kết quả khảo sát, cứ 5 trẻ em thì có 3 trẻ cảm thấy an toàn khi sử dụng Internet. 60% trẻ em tự học về kiến thức an toàn khi sử dụng Internet, 56% trẻ em được cha mẹ, người thân trong gia đình hướng dẫn và 53% trẻ em được thầy cô giáo dạy về an toàn Internet.
Hơn một nửa số trẻ em được hỏi có suy nghĩ tích cực về tương lai. 57% trẻ em lo lắng về cơ hội có việc làm trong tương lai. Một em nam 16 tuổi ở Lào Cai cho biết: "Em muốn có một công việc phù hợp và ổn định".
Cứ 8 trong số 10 trẻ em được hỏi cảm thấy lo lắng về biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường. Khảo sát cho thấy, trong 12 tháng qua, cứ 3 trẻ em thì có 1 trẻ không thể đến trường và tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời vì biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường. 50% trẻ em nói rằng cuộc sống của các em trong tương lai sẽ khác với hiện tại do tác động của biến đổi khí hậu.
Bạn Nguyễn Việt Bách THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ những "điều thầm kín" hộ rất nhiều bạn học sinh. Ảnh: Tuổi trẻ |
3 vấn đề ưu tiên mà trẻ em Việt Nam muốn hành động nhiều hơn để giải quyết và cải thiện là: Xâm hại trẻ em, bắt nạt qua mạng, trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em.
Báo cáo cũng đưa ra 5 khuyến nghị hành động chính. Đó là các cơ quan quản lý nhà nước cần chú ý tới các giải pháp thực hiện chính sách, có các cơ chế thân thiện với trẻ em để bảo đảm trẻ em được tham gia, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe và các ý kiến của trẻ cần được lưu ý trong tất cả các vấn đề có liên quan tới trẻ em.
Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội cần đặc biệt lưu ý và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các nhóm trẻ dễ bị tổn thương để đảm bảo trẻ em có hiểu biết tốt hơn về quyền của mình và có khả năng tiếp cận các dịch vụ sẵn có và thân thiện với trẻ em.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành các chính sách và hướng dẫn nhằm ngăn chặn tất cả các hành vi trừng phạt trẻ. Đồng thời, tăng cường các hoạt động phổ biến Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em và Luật Trẻ em 2016, các dịch vụ hỗ trợ trẻ em, Tổng đài 111cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ và cộng đồng.
Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT cấp tỉnh, thành phố cần cải tiến chương trình giáo dục về Quyền Trẻ em và Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em trong hệ thống giáo dục. Cơ quan quản lý nhà nước cần thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, gia đình và nhà trường trong việc bảo vệ Quyền Trẻ em.
Tỷ lệ lao động trẻ em tại Việt Nam thấp hơn khoảng 2% so với tỉ lệ trung bình của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương Sáng ngày 18/12/2020, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TBXH phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức công bố kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em lần thứ hai. |
Plan International: Việt Nam nằm trong Top 3 khu vực về vị thế của trẻ em gái năm 2020 Theo báo cáo của tổ chức Plan International, Việt Nam nằm trong ba nước đứng đầu khu vực Nam Á và Đông Nam Á về vị thế của Trẻ em gái trong các lĩnh vực đời sống. |
Nguồn bài viết : Baccarat game