Thư viện tài liệu

Nữ tiến sĩ thông thạo 7 thứ tiếng từng được Đại học Delhi vinh danh

2024-12-21 11:51:11
Nữ tiến sĩ gốc Việt và ý tưởng tạo ra loại pin có tuổi thọ 400 năm
Trong tương lai, con người sẽ không phải vứt bỏ những viên pin điện thoại hay laptop đã cạn kiệt vào thùng rác nữa nhờ phát minh đột phá của một nữ tiến sĩ gốc Việt.
Nữ tiến sĩ gốc Việt giảng dạy xuất sắc tại đại học Australia
Chị Ngô Tuyết Mai hiện là người châu Á duy nhất đang dạy sư phạm tiếng Anh ở Đại học Flinders, bang Nam Australia vừa giành giải giảng dạy xuất sắc năm 2022 của đại học này.

Đến dự lễ trao bằng của Đại học Delhi hôm 25/2/2023 có vị khách mời đặc biệt là Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu. Trong lễ trao bằng năm nay, Trường Đại học Delhi trao bằng cho 157.290 tân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, có 910 bằng tiến sĩ, con số kỷ lục trong 99 năm thành lập.

Tại buổi lễ, có tổng số 170 học viên xuất sắc nhất được trao kỷ niệm chương, trong đó có 119 nữ chiếm hơn 2/3 người nhận kỷ niệm chương.

Phát biểu tại lễ trao bằng, bà Droupadi Murmu, Tổng thống Ấn Độ ca ngợi sự đóng góp của Trường đại học Delhi và bày tỏ sự phấn khởi khi 158.000 tân sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ được trao bằng có 54,7% là nữ. Trong số 910 bằng tiến sĩ có 512 nữ tiến sĩ, so với 398 nam.

Trong lễ trao bằng, sư cô Nguyễn Thị Thanh gây sự chú ý của các nhà báo bởi mái đầu cạo trọc và bộ áo cà sa màu lam giữa một "rừng" người mặc trang phục rực rỡ sắc màu của người Ấn.

Sư cô Nguyễn Thị Thanh tại lễ trao bằng tại Đại học Delhi.

Sư cô Nguyễn Thị Thanh đã xuất gia từ năm 14 tuổi sau quá trình trải nghiệm những nỗi u hoài không rõ nguyên nhân, cô đến cửa Phật mong tìm con đường giải thoát khỏi đau khổ.

Khi cô xuất gia, mẹ cô và bà cô đã khóc suốt ba tháng. Sau đó, họ mới dần dần chấp nhận việc người thân của mình quy y cửa Phật.

Trong quá trình tu học, cô đã theo học và tốt nghiệp các trường Phật học ở Việt Nam. Từ năm 24 tuổi, cô đã có dịp đi nhiều nước du học, trong đó cô đã ở Đài Loan khoảng một năm. Năm 2017, cô đến Ấn Độ theo học bằng Thạc sĩ Phật học tại Đại học Delhi. Cô là một trong những thạc sĩ có thành tích xuất sắc nhất và nhận được huân chương vàng của trường.

Tiếp nối thành công đó, cô tiếp tục học lên tiến sĩ và tốt nghiệp với đề tài nghiên văn bản tiếng Phạn trong Phật giáo và sự so sánh với các ngôn ngữ khác. Hiện tại, cô vẫn đam mê nghiên cứu tiếng Phạn và muốn tiếp tục làm nghiên cứu sinh cho đề tài tiến sĩ thứ hai.

Khi hỏi về cuộc sống của mình ở nước ngoài, cô cho biết: “Tôi biết đủ nên không phải phụ thuộc vào người khác. Tôi ở một mình nhưng không hề thấy cô đơn. Khi tách mình ra khỏi những đối tượng bên ngoài, tôi cảm nhận được hạnh phúc cùng với lòng trắc ẩn”.

Nữ Tiến sĩ nỗ lực ngăn chặn sự bất hạnh cho nhiều gia đình trẻ
Là nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam triển khai thành công liệu pháp điều trị gen sử dụng mô hình tế bào đối với bệnh lý di truyền, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Vân Khánh đã góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển nền y học nước nhà và giúp hàng ngàn gia đình tránh được những bất hạnh trong tương lai.
Nữ tiến sĩ Việt và dự án tiếp cận sách tiếng Anh chất lượng
Từ một người gặp nhiều khó khăn về mặt ngôn ngữ trong quá trình học tập và làm việc tại Mỹ, Dương Thị Thư đã nảy ra ý tưởng xây dựng dự án Vietnam Book Drive for Kids với mong muốn trẻ em ở Việt Nam cũng được tiếp cận những cuốn sách tiếng Anh chất lượng, đẹp và đa dạng.
Top