Thư viện tài liệu

54 trường mầm non và tiểu học được hưởng lợi từ Tổ chức cứu trợ trẻ em

2024-12-20 20:42:09
Lào Cai bàn giao công trình trường mầm non do Đại sứ quán Ấn Độ tài trợ
Mới đây, Đại sứ quán Ấn Độ đã phối hợp với UBND thị xã Sa Pa tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công trình Trường mần non xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Hơn 26.000 trẻ em được hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp, nuôi dưỡng ước mơ
Trẻ em gái Việt Nam là nhân tố của sự thay đổi, là những chủ thể tích cực và nhận thức được các quyền lợi chính đáng về xã hội, kinh tế của mình trong môi trường an toàn và không có bạo lực giới.

Tôi có nhiều kiến thức trong việc giúp con học tập

Dự án nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em thiệt thòi ở Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ và đồng hành cùng phụ huynh chúng tôi trong 2 năm học vừa qua. Là một phụ huynh, tôi đã được nhà trường cho tham gia câu lạc bộ cha mẹ trẻ trong thời gian qua. Tham gia câu lạc bộ, giúp tôi có thêm kỹ năng, kiến thức trong việc chăm sóc giáo dục con. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi. Tôi có nhiều kiến thức trong việc giúp con đọc sớm, viết và làm toán, để con có tiền đề cho việc lên lớp 1 dễ dàng. Qua đó tôi hiểu được việc dạy chữ cho con qua hướng dẫn của các cô giáo theo các bộ công cụ “hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc viết và toán” rất nhẹ nhàng và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

CLB Cha mẹ Tân Thành, tại tỉnh Đồng Tháp.

Đây là những chia sẻ của chị Đỗ Vũ Lan Nhung, phụ huynh trường mầm non Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng chia sẻ tại Hội thảo Tổng kết Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em thiệt thòi tại Việt Nam – giai đoạn 2” diễn ra vào ngày 28/6 tại Đà Nẵng do tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp cùng các đối tác tổ chức.

Chị Nhung chia sẻ, Câu lạc bộ cha mẹ được tổ chức sinh hoạt mỗi tháng và được phụ huynh tham gia đầy đủ và đồng tình ủng hộ. Trong buổi sinh hoạt một số phụ huynh tham gia ý kiến và đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của cha mẹ người thân trong gia đình về việc dạy trẻ làm quen với đọc viết và toán tại nhà. Trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, chị đã được các cô giáo nhà trường gửi các video và audio.

"Qua việc tham gia câu lạc bộ, tôi đã có thời gian đồng hành cùng con để quan tâm, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho con đến trường. Hơn thế nữa, qua việc đồng hành cùng con đã tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình: Cùng biết – cùng học - cùng vui chơi. Trước đây, tôi thực chỉ chăm con, còn việc học tôi nghĩ đã có các cô dạy. Giờ đây tôi có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc, dạy bảo các con", chị nói.

Còn em Lê Thiên Hà - Lớp 3A, Tiểu học Thanh Lạng, Quảng Bình cho biết: Sau mỗi giờ sinh hoạt trại đọc, em lại được nghe một câu chuyện hay. Từ khi em được tham gia sinh hoạt trại đọc, cô giáo thường xuyên khen em kể chuyện tự nhiên, nói năng lưu loạt. Em sẽ đại diện cho lớp tham gia thi kể chuyện nhân dịp 22/12 tới.

Trực tiếp tham gia dự án, cô giáo Nguyễn Thị Huế - Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Như Hạnh, Đà Nẵng cho biết: Qua khóa tập huấn, tôi học hỏi được rất nhiều điều từ cách thiết kế bài dạy đến cách sử dụng các thẻ hoạt động linh hoạt, phù hợp để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Khóa tập huấn đã giúp tôi thay đổi cách nhìn của bản thân trong việc dạy học, đặc biệt là các phương pháp hữu ích để hỗ trợ những học sinh có nhu cầu đặc biệt trong lớp.

Nhiều thành tựu đáng ghi nhớ

Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em thiệt thòi tại Việt Nam – giai đoạn 2” được thực hiện từ năm 2020-2022 bởi Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, cùng sự phối hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Bình, Hải Phòng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, dưới nguồn tài trợ của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Italy.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Dự án nhằm góp phần tăng cường chất lượng giáo dục mầm non và tiểu học thông qua cải thiện mức độ sẵn sàng đi học, kết quả học tập và thực hành vệ sinh trong trường học của trẻ em, bao gồm cả trẻ em thiệt thòi tại các tỉnh dự án.

Dự án đã mang lại lợi ích cho 54 trường mầm non và tiểu học, tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 4000 cán bộ giáo viên, giúp hơn 6000 cha mẹ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Cha mẹ. Hơn nữa, điểm trung bình về khả năng sẵn sàng đi học của trẻ Mầm non đã tăng 15%, và khả năng đọc hiểu của học sinh tiểu học (Lớp 2) đã tăng hơn 2.5 lần trong 2 năm thực hiện dự án.

"Giai đoạn 2 dự án đã kết thúc với nhiều thành tựu đáng ghi nhớ đặc biệt là lợi ích dành cho trẻ em. Vì thế, tiếp tục sứ mệnh của mình, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em sẽ luôn hành động nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho những trẻ em khó khăn nhất", chị Lê Thị Thuỳ Dương, Giám đốc chiến lược và hiệu quả chương trình phát biểu.

Bà Mai Thị Liên Giang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình chia sẻ: “Cùng với việc xây dựng câu lạc bộ cha mẹ, dự án đã mang đến cho các trường một mô hình sinh hoạt hay và thú vị trong việc kết nối phụ huynh với nhà trường để hỗ trợ giáo dục toàn diện cho học sinh. Bản thân tôi khá ấn tượng với mô hình trại đọc của dự án vì đã giúp các trường đổi mới hoạt động trại đọc và các tiết đọc thư viện đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mô hình này đã được nhân rộng ra toàn tỉnh, giúp các tiết thư viện, các tiết đọc mở rộng có thêm nhiều màu sắc, thu hút học sinh đến với thư viện một cách hứng thú và làm giàu ngôn ngữ cho học sinh một cách tự nhiên".

Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm.

Tại buổi Hội thảo, đại diện các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chia sẻ ý kiến, trình bày tham luận về các hoạt động của dự án; nghe chia sẻ từ những địa bàn đã và đang được hưởng lợi từ các dự án của Tổ chức Cứu trợ trẻ em như Lào Cai, Yên Bái, Huế…; thảo luận về kế hoạch duy trì tính bền vững của dự án và đề xuất các hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, hội thảo cũng đã vinh danh những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động dự án.

Trường Tiểu học Yên Phương (Vĩnh Phúc): Đổi mới giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh
Thời gian qua, trường Tiểu học Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực đổi mới giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh; triển khai dạy học tích hợp các nội dung, dạy lồng ghép các môn học với việc giáo dục kĩ năng sống, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh… Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Cần hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu và giáo dục lịch sử góp phần phát triển nền sử học Việt Nam
Sáng 3/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.

Top