Thư viện tài liệu

Phụ nữ Vân Kiều có thêm thu nhập nhờ thay đổi phương pháp sao sấy măng

2024-12-20 20:27:41
Cán bộ làm đối ngoại được bồi dưỡng kỹ năng vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài
51 tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể tham dự Hội nghị chia sẻ công tác phi chính phủ nước ngoài

Măng A Ho được người Vân Kiều ở Ba Tầng khai thác từ rừng vào tháng 7 hàng năm. Măng có vị ngọt, thơm, và mềm sau khi luộc. Người Vân Kiều thường dùng măng trong các món xào, món luộc, làm đồ chua… Người Vân Kiều thường phơi sấy măng ngoài trời hoặc trên bếp. Cách làm này có thể bảo quản măng để sử dụng trong thời gian dài, tuy nhiên không giữ được màu và hương vị thơm ngon của măng, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết.

Măng khô được sấy trong nhà sấy năng lượng mặt trời có màu nâu vàng đẹp mắt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh: Plan International Việt Nam cung cấp).

Ghi nhận sản lượng măng dồi dào tại xã Ba Tầng, thông qua chương trình "Tiến Về Phía Trước", tổ chức Plan International Việt Nam và các cơ quan đối tác xã Ba Tầng phối hợp hỗ trợ phụ nữ nghèo ở xã Ba Tầng thực hiện mô hình sao sấy măng khô nhằm tăng thu nhập. Nhà sấy hoạt động với nguyên tắc tận dụng hiệu ứng nhà kính để tạo nhiệt sấy măng khi nhiệt độ ngoài trời cao và chuyển sang chức năng sấy lạnh khi khí hậu không ôn hòa. Măng sấy trong nhà sấy năng lượng mặt trời có màu nâu vàng đẹp mắt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không bị động bởi thời tiết.

Các thành viên Tổ hợp tác nông sản sạch Ba Tầng tiến hành sơ chế măng (Ảnh: Plan International Việt Nam cung cấp).

Chị Y Vũ, Tổ phó Tổ hợp tác nông sản sạch Ba Tầng kể: “Các thành viên trong tổ chia nhau, người vào rừng hái măng, người sơ chế, ép và đưa măng vào nhà sấy, người thu gom măng sấy, đóng gói, người vận chuyển, bán hàng. Những khi trời không mưa, măng không mọc, thì sẽ có thành viên đi thu mua măng lại từ những hộ gia đình khác trong xã để tiếp tục công việc sao sấy”.

Hướng đến mục tiêu tăng thu nhập, thành viên trong tổ đã cùng bảo nhau hoàn thiện dần phương thức hợp tác để tiếp cận người mua, tăng thêm nguồn thu nhập.

“Chương trình góp phần thay đổi các quan niệm về giới hạn chế sự phát triển và tham gia của những người nữ trong cộng đồng, đem lại cơ hội theo đuổi kế hoạch kinh doanh của phụ nữ", bà Lê Quỳnh Lan - Quản lý Tác động Chương trình và Đối tác, Plan International Việt Nam cho biết.

Ông Seán Farrell, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam thăm quan các gian hàng Ngày hội Trưng bày nông sản địa phương(Ảnh: Plan International Việt Nam cung cấp).

Ngày 25/8, phát biểu tại Ngày hội Trưng bày nông sản địa phương do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đakrông (Quảng Trị) phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức, ông Seán Farrell, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam cho biết: “Đồng hành và tôn trọng mong muốn của cộng đồng, đặc biệt các nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương, vẫn luôn là cách tiếp cận của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam. Với chiến lược phát triển 5 năm mới ở Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy của Chính phủ Việt Nam trong việc chung tay góp phần thay đổi cuộc sống của những cộng đồng nghèo khu vực miền núi".

Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số gắn với tạo sinh kế
World Vision Việt Nam hỗ trợ sinh kế cho hơn 500 hộ nghèo tại Thanh Hoá
Top