Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển hội viên trong nhiệm kỳ mới Ngày 4/5, Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028. Hội xác định trong nhiệm kỳ mới sẽ tích cực củng cố tổ chức Hội, vận động, phát triển hội viên trẻ, con em Việt kiều và những người tự nguyện, nhiệt tình xin vào Hội. |
Thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Hòa Bình và Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tỉnh Hiroshima Đây là nội dung được trao đổi tại buổi làm việc giữa đoàn công tác Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tỉnh Hirosima do bà Miyuki Sakuma, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn và Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Bùi Văn Khánh sáng 22/8 tại Hòa Bình. |
Những ngày đầu tháng 12, chúng tôi đến với homestay Xuân Trường (xóm Chiến, xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). Ở miền núi non trập trùng, hẻo lánh, cách quốc lộ gần 30 phút đường xe cua tay áo không ngờ lại có một homestay nhộn nhịp du khách trong và ngoài nước.
Xe đến nơi cũng sắp sửa đến giờ cơm trưa. Chỉ loáng chốc, hơn 10 mâm cơm thiết đãi khách là đặc sản địa phương như: cá dầm xanh nướng; vịt cổ ngắn, su su luộc, cải xanh xào… Chừng 5-7 người là nhân sự của homestay thoăn thoắt phục vụ du khách.
Mâm cơm "đặc sản" của homestay Xuân Trường. |
Bà Hà Thị Piêu (sinh năm 1969, dân tộc Mường), chủ homestay Xuân Trường kể: Ngoài phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của du khách, chúng tôi còn có các đội văn nghệ biểu diễn hát, múa, nhạc dân gian của dân tộc Mường. Homestay đã hoạt động được 5 năm. Các tháng trong năm homestay đều có lượng khách ổn định. Đoàn khách đông nhất từng đến đây là 140 người. Nhiều vị khách phản hồi là họ rất thích ẩm thực ở miền quê này. Mùa nào thức đó, gà sẵn trên núi, ngô ở trên nương, cá ở dưới suối, rau củ thì quanh năm xanh tốt… “Trừ các khoản chi phí, homestay thu lãi từ 20-40 triệu đồng/tháng”, bà Piêu kể.
Hơn 2ha đất đồi núi với hơn 1.300 gốc cam mỗi năm lại mang đến cho anh Bùi Văn Tuấn (sinh năm 1985, quê ở Vân Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình) nguồn thu khoảng 400-500 triệu đồng/năm. Từ 7/11 tới nay, ngôi nhà hơn 100m2 của anh dường như không lúc nào đóng cửa. Từ 3-4 giờ sáng, chừng 5-10 thanh niên trong xóm tới cùng anh đi cắt cam. Từ 7h sáng tới 1-2h chiều là lúc thương lái nhặt hàng, đóng hàng chuyển về Hà Nội. Trừ những ngày mưa to, công việc này được thực hiện liên tục từ đầu tháng 11/2023 và dự kiến kết thúc vào tháng 2/2024.
Anh Bùi Văn Tuấn (Vân Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình) có một vụ mùa bội thu. |
Anh Tuấn kể gia đình bắt đầu trồng cam năm 2014. Năm 2022, nhà anh thắng lớn với khoảng 30 tấn cam. Năm 2023, nhà anh Tuấn vẫn thu hoạch 15 tấn dù muốn cho cây nghỉ ngơi, không tập trung “bắt”quả. Năm nay, với bình quân khoảng 35.000 đồng/kg, gia đình anh tiếp tục thu nửa tỉ đồng/vụ. Ngoài thu nhập khủng cho gia đình, hàng năm, gia đình anh Tuấn còn tạo công ăn việc làm cho 5 – 10 người dân trong xóm từ việc cắt cam với tiền công trung bình khoảng 250.000 đồng/ngày.
Đến xóm Đông Hạ (xã Định Cư, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), hỏi thăm chị Bùi Thị Thắm (1984, dân tộc Mường) - chi hội trưởng Chi hội phụ nữ xóm, chúng tôi được nghe câu chuyện người phụ nữ dân tộc thiểu số thoát nghèo vươn lên làm kinh tế giỏi của chị. Trước gia đình chị Thắm quanh năm đầu tắt mặt tối với đồng lúa, nương ngô. Công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập chẳng mấy, đủ ăn đủ tiêu đã là mừng, không dám nghĩ đến việc cho con ăn học. Hiện nay, gia đình chị Thắm đã sở hữu 5 con lợn lái, 20 con lợn thịt, 200 con gà, 150 con vịt bơ và vài cặp bò sinh sản…
Theo lời kể của chị Bùi Thị Thắm: Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp, gia đình chị đã đầu tư mô hình chăn nuôi - nuôi bò sinh sản để phát triển kinh tế. Sau 15 năm, gia đình chị cất được căn nhà 2 tầng và mua sắm được nhiều tiện nghi như: xe máy, máy sát gạo, tivi, tủ lạnh, máy giặt… Hiện, mỗi tháng chị có nguồn thu ổn định từ khoảng 9 -10 triệu đồng.
Chị Bùi Thị Thắm (áo trắng) cùng các chị em xã Định Cư trao đổi cách chăn nuôi cho hiệu quả cao. |
Bà Hà Thị Piêu (sinh năm 1969, dân tộc Mường), chủ homestay Xuân Trường nói: Xóm Chiến trước là xóm nhỏ, xóm nghèo biệt lập bởi núi rừng. Từ tháng 7/2019, được sự hướng dẫn của chính quyền địa phương và Tổ chức chức phi chính phủ Action on Poverty (AOP) của Australia tại Việt Nam, nhiều bà con trong xóm đã tham gia dự án “Cải thiện sinh kế thông qua phát triển du lịch cộng đồng”. “Chúng tôi cải tạo xây dựng lại nhà sàn, các hộ dân trong bản vẫn giữ nguyên kiến trúc cùng nét văn hóa riêng biệt, đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, đồng thời kết nối, cung cấp nhiều dịch vụ trải nghiệm đến du khách”, bà kể.
Thành công ngoài ý chí vươn lên thoát nghèo, sự lao động chăm chỉ, cần cù của bà con người dân tộc thiểu số còn phải kể đến sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Theo đại diện tổ chức AOP: huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) có thế mạnh về vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa bản địa. AOP đã phối hợp cùng chính quyền và người dân địa phương triển khai mô hình du lịch cộng đồng. Điểm đặc biệt của mô hình là tiếp cận, hỗ trợ người dân khai thác lợi thế có sẵn để phát triển kinh tế. Từ tham gia làm du lịch cộng đồng, cuộc sống người dân các vùng triển khai dự án đã có sự đổi thay tích cực.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Du lịch tỉnh Hòa Bình: Du lịch cộng đồng bởi vậy không chỉ là “thỏi nam châm” thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm tại tỉnh Hòa Bình mà còn là “át chủ bài” tạo sinh kế bền vững, giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từng ngày thoát nghèo…
Ông Hà Văn Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho biết: Vân Sơn có 98% là người dân tộc Mường. Xã đặc biệt được Đảng, Nhà nước quan tâm, ưu tiên phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm vừa qua, xã đã triển khai nhiều mô hình, đặc biệt là mô hình kinh tế trồng cây ăn quả. Xã có hơn 500ha trồng cây có múi, trong đó hơn 100ha đã cho thu hoạch. Hiện, bà con đang rất phấn khởi bởi đang làm mùa thu hoạch lại được mùa được giá. Thời gian tới, Vân Sơn xác định, cây có múi vẫn là cây chủ lực, mũi nhọn phát triển kinh tế các hộ gia đình nói riêng và 17/17 đơn vị thuộc địa bàn xã nói chung.
Thương lái nhập hàng cam canh vùng Vân Sơn, Hòa Bình. |
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh: toàn tỉnh Hòa Bình có hơn 630.000 người DTTS (chiếm 74% dân số toàn tỉnh), chủ yếu là các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông…; trong đó đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63%. Do đó, việc chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS là nhiệm vụ hết sức quan trọng của địa phương. Bên cạnh đó, đồng bào DTTS trên địa bàn còn được trang bị, nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập. Hiện, Hòa Bình đang tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn; chú trọng đầu tư, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS, cải thiện điều kiện sinh kế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất; quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế… Đầu tư hỗ trợ giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS…
Đại sứ quán Israel tặng gần 23.000 cây xanh cho tỉnh Hoà Bình Sáng 13/12, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã bàn giao gần 23.000 cây kinh tế cho các hộ dân thuộc xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng chiến dịch “Trồng 1 tỉ cây xanh” Chính phủ Việt Nam phát động. Chương trình có sự phối hợp của Trung ương Đoàn Thanh niên và tỉnh đoàn Hòa Bình. |
Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển hội viên trong nhiệm kỳ mới Ngày 4/5, Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028. Hội xác định trong nhiệm kỳ mới sẽ tích cực củng cố tổ chức Hội, vận động, phát triển hội viên trẻ, con em Việt kiều và những người tự nguyện, nhiệt tình xin vào Hội. |