Cấp giấy phép lái xe thuộc sự điều chỉnh của luật mới

2025-01-17 19:51:06

Thứ trưởng Công an cho biết, liên quan đến nội dung sát hạch cấp giấy phép GPLX, chính Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Công an chủ trì sát hạch.

Chiều 7/9, thường trực UB Quốc phòng và An ninh của Quốc hội họp phiên mở rộng thẩm tra sơ bộ một số dự thảo luật, trong đó có dự Luật Bảo đảm, an toàn giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) trên cơ sở tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành.

Hai phương án về sát hạch bằng lái xe

Thông tin về những nội dung cơ bản của dự Luật Bảo đảm, an toàn giao thông đường bộ, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, quá trình thảo luận, cơ quan soạn thảo thống nhất phạm vi điều chỉnh của dự luật bao gồm các vấn đề: quy tắc giao thông; đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe; đăng ký và cấp, thu hồi biển số xe cơ giới; tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; giải quyết ùn tắc, tai nạn giao thông; các biện pháp thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc nêu các điểm cơ bản trong dự thảo Luật Bảo đảm, an toàn giao thông đường bộ 

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Công an, do còn có ý kiến khác nhau nên ban soạn thảo đề nghị quy định vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe theo 2 phương án:

Phương án 1: vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Phương án 2: dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tiếp tục điều chỉnh vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng nội dung thuyết minh phù hợp cho từng phương án.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, người điều khiển phương tiện giao thông vừa là chủ thể cần bảo vệ, vừa là nhân tố chính gây mất an toàn giao thông. Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cần phải quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông một cách xuyên suốt và nhất quán, từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp giấy phép lái xe…

Vì vậy, hành vi của người tham gia giao thông là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành nội hàm khái niệm "bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ".

Thứ trưởng Công an cho rằng, việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe quy định trong dự Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xây dựng trên cơ sở tham chiếu Công ước Viên về Giao thông đường bộ năm 1968 và tham khảo luật của nhiều nước trên thế giới.

"Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý quá trình chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ là các nội dung quan trọng nhất, xuyên suốt, quyết định kiến thức pháp luật, kỹ năng điều khiển và ý thức chấp hành pháp luật của người lái xe khi tham gia giao thông, quyết định đến trật tự, an toàn giao thông và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ", ông Ngọc nhấn mạnh.

Cho nên, việc quy định vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ góp phần đổi mới, hoàn thiện các chính sách. Đồng thời, việc này nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và công tác tổ chức thực thi pháp luật, tạo bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Việc này cũng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, với mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền con người, phòng ngừa, hạn chế thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông; lập lại trật tự, nề nếp, kỷ cương, xây dựng nền giao thông văn minh, tôn trọng pháp luật...

Phương án này được đa số thành viên Chính phủ đồng ý. Còn  phương án 2, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng không phù hợp với cấu trúc, mục tiêu và nội dung của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). 

"Rà soát kỹ tránh quyền anh, quyền tôi"

Thẩm tra sơ bộ nội dung này, đa số ý kiến của UB Quốc phòng và An ninh cũng nhất trí với phương án giao Bộ Công an cấp và quản lý GPLX. Tuy nhiên, do còn có ý kiến khác nhau nên UB đề nghị UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quàng Văn Hương ủng hộ việc giao nhiệm vụ đào tạo sát hạch GPLX cho Bộ Công an là rõ trách nhiệm một đầu mối nhưng cần thuyết minh thuyết phục người dân, Quốc hội và cần rà soát kỹ cả 2 luật để tránh tình trạng chồng chéo.

{keywords}
Một số ý kiến lo ngại tình trạng chồng chéo "quyền anh, quyền tôi"

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Lê Thị Nguyệt bày tỏ, chưa thấy được thuyết phục khi tách thành 2 luật. “Tôi nghĩ phải làm thế nào để người dân hiểu 2 luật trên không nhầm lẫn, chồng chéo nhau, không dẫn đến tình trạng quyền anh, quyền tôi”, ĐB Nguyệt lưu ý.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng, lo ngại này không phải là vấn đề lớn bởi việc tách luật sẽ giúp quy định rõ hơn trách nhiệm của các đơn vị thực thi nhiệm vụ.

“Có việc gì xảy ra chúng ta vẫn hay kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc, mà cả hệ thống vào thì không biết ai chịu trách nhiệm chính”, Thứ trưởng Giao thông Vận tải khẳng định hai luật cũng sẽ không chồng chéo.

Tiếp thu các ý kiến góp ý, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cũng khẳng định vấn đề này đã được phân định rõ ràng trong quyết định của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã thống nhất những nét cơ bản.

"Ví dụ vấn đề sát hạch cấp giấy phép GPLX, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Công an chủ trì sát hạch”, Thứ trưởng Công an cho hay.

Thu Hằng

Thống nhất Bộ Công an phụ trách cấp, quản lý bằng lái xe

Thống nhất Bộ Công an phụ trách cấp, quản lý bằng lái xe

Ba bộ thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội dự thảo luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về cấp bằng lái xe có 12 đểm/năm.

Nguồn bài viết : SBO Thể Thao

Top