Toả sáng những câu chuyện về tình hữu nghị “mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông” |
Lễ trao giải "Kỷ vật kể chuyện": Khoảnh khắc xúc động của tình hữu nghị Việt Nam - Lào |
Điểm hẹn của tình hữu nghị hai nước
Cuộc thi Kỷ vật kể chuyện lần này đã kêu gọi được sự tham gia của đông đảo nhân dân hai nước Việt Nam- Lào thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền khác khau.
Các tác giả tham gia Cuộc thi với nhiều độ tuổi, trẻ nhất là 15 tuổi, lớn tuổi nhất là 100 tuổi.
Một trong số những địa điểm lan tỏa cuộc thi nổi bật chính là Trường Hữu nghị 80 (Sơn Tây, Hà Nội). Ngày 6/8, Trường Hữu nghị 80 đã phát động cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện” cho các lưu học sinh Lào đang học tập tại trường. Tại lễ phát động, gần 200 kỷ vật được trưng bày, gắn liền tình cảm thầy cô, học sinh trường Hữu nghị 80.
Có rất nhiều bạn lưu học sinh Lào tại Việt Nam nhiệt tình tham gia cuộc thi, kể lại những kỷ niệm về kỷ vật một cách rất say sưa nhưng kỷ vật thì lại để ở Lào. Do thời gian kết thúc nhận bài dự thi có giới hạn lại đúng thời điểm dịch bệnh Covid 19 nên việc gọi điện thoại về nhờ người thân quay chụp về kỷ vật để gửi ảnh, clip tham dự cuộc thi cũng gặp nhiều khó khăn vì lúc đó bên Lào nhiều gia đình của các em lưu học sinh đang bị Covid 19 phải cách ly.
Nhiều tác giả sau khi gửi bài thi đã đến trao kỷ vật cho Ban tổ chức như ông Lê Reo (80 tuổi, Triệu Sơn, Thanh Hóa) trao tặng khoảng 60 kỷ vật, tác giả Dương Mạnh Việt (Thái Nguyên) gửi tặng 10 kỷ vật.
Đến với Lễ trao giải lần này cháu Hồ Thị Nghin, dân tộc Lào, tác giả đoạt giải nhỏ tuổi nhất, đã cùng 2 người cha (bố đẻ Hồ Thề và bố nuôi Ngô Minh Trường của đồn Biên phòng La Lay (Quảng Trị) vượt quãng đường hơn ngàn km về Hà Nội. Cô con gái nuôi của đồn Biên phòng La Lay lần đầu tiên được về thủ đô Việt Nam thăm Lăng Hồ chủ tịch, thăm Tháp Rùa hồ Gươm.
Khoảnh khắc nhận giải Nhất cuộc thi của ông Tráng Lao Lử, SN 1938, dân tộc Mông, trú tại xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (Người đứng thứ hai từ phải sang) với tác phẩm "Những kỷ vật gợi nhớ tới lãnh tụ cách mạng Lào". |
Ông Tráng Lao Lử, ngoài 80 tuổi, vẫn về với Lễ trao giải và trực tiếp kể lại, cho những người cùng dự, những ký ức một thời cùng gia đình nuôi giấu lãnh tụ Kaysone Phomvihane, về lễ cắt máu ăn thề của bố đẻ mình với lãnh tụ. Ký ức một thời ấy gắn liền với chiếc chảo, chiếc cối xay mèn mén tiếp tế lương thực thực phẩm cho người anh hùng giải phóng dân tộc Lào năm nào.
Tại Việt Nam đã có 22 cơ quan truyền hình, báo, đài ở Trung ương và địa phương; các tạp chí, chuyên trang đưa tin về Lễ trao giải cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện”. Tại Lào: tất cả các cơ quan báo chí lớn cũng đã đăng phát thông tin về Cuộc thi. Cuộc thi được tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống mạng xã hội. Fanpage Cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện” được thành lập ngày 16/6/2022 đến nay đã có gần 50.000 người tiếp cận, hàng trăm lượt người theo dõi và thích trang. |
Lan tỏa tình hữu nghị Việt - Lào
Cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện” là hình thức linh hoạt, thích hợp và hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức, kết nối cộng đồng. Thông qua cuộc thi, ông Khăm Keo Vong Phi La, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Viêng Chăn đã tìm được bố mẹ nuôi người Việt Nam. Đó là cụ Trần Văn Túc và cụ Dương Thị Mai (xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Gặp lại gia đình cha mẹ nuôi trong lễ trao giải cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện”, ông Khăm Keo Vong Phi La cho biết, nhờ có cuộc thi mà ông nối lại liên lạc được với gia đình cha mẹ nuôi sau hơn 10 năm xa cách.
Em Sard Yang (sinh năm 2008, tại Xiêng Khoảng, Lào) từng là bệnh nhân ung thư sang Việt Nam chữa bệnh đến nay gia đình em đã được kết nối trở lại thông qua Hội người Việt tại Xiêng Khoảng.
Một số tác giả tham gia dự thi muốn gặp lại người đã tặng kỷ vật năm xưa, thăm lại quê hương thứ hai của họ. Nhiều ý kiến mong muốn phát động Cuộc thi tương tự trên nhiều lĩnh vực, diễn đàn trong quan hệ Việt Nam- Lào…
. Thông qua cuộc thi, ông Khăm Keo Vong Phi La, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Viêng Chăn (người mặc áo đen thứ hai từ trái sang) đã tìm được bố mẹ nuôi người Việt Nam. Đó là cụ Trần Văn Túc và cụ Dương Thị Mai (xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). |
Những kỷ vật đã “kể chuyện” cho ta nghe chỉ là những vật dụng đơn sơ, không nhiều giá trị về vật chất nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần cao quý, thiêng liêng của tình bạn, tình yêu, tình thày trò, tình gia đình, tình đồng chí… của hai dân tộc anh em đã qua bao muối mặn, gừng cay. Những kỷ vật bình dị ấy đã ghép lại thành báu vật kỳ vĩ. Báu vật của tình hữu nghị Việt- Lào.
“Lời kể” của cuộc thi cũng khẳng định thêm rằng: cần làm nhiều hơn nữa để khơi gợi, đón nhận những nguồn năng lượng vô giá từ nhân dân. Ở đó, tình hữu nghị hai nước có những trầm tích, sự kết tinh, có sức sống trường tồn, có sinh sôi và tiếp nối mỗi ngày, từ quá khứ đến tương lai….
Cuộc thi đã khép lại, Ban tổ chức cuộc thi trân trọng cảm ơn tất cả các tác giả đã tham gia Cuộc thi, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã đồng hành để tạo nên một cuộc thi đầy ý nghĩ trong năm Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào.
Tính đến ngày 15/9/2022 (ngày kết thúc nhận bài tham gia cuộc thi), Thường trực Ban Tổ chức đã tiếp nhận 6.215 bài, trong đó có sự tham gia của 48 cơ quan, đơn vị. Các bài thi đã mang tới cho chúng ta những câu chuyện cảm động về tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt-Lào. |
Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Champasak, Lào ký thỏa thuận hợp tác hữu nghị Chiều 3/12, trong khuôn khổ sự kiện “Đối thoại Hữu nghị TP Hồ Chí Minh" lần thứ nhất năm 2022, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã tiếp ông Vilayvong Boutdakham, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak, Lào và cùng ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND TP Hồ Chí Minh và chính quyền tỉnh Champasak giai đoạn 2022 - 2025. |
Cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện” thu hút hơn 6.200 tác phẩm dự thi Sáng 13/12/2022 tại Hà Nội, tạp chí Thời Đại (cơ quan của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào, Hội hữu nghị Lào - Việt Nam sẽ tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện”. |