Thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ có giúp xuất khẩu tôm Việt khả quan hơn? |
Lần đầu tiên, trong một tháng, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt “triệu đô” |
Chanh dây Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Mỹ. |
Ngày 28/8, tại Washington D.C (Mỹ), Thứ trưởng Hoàng Trung và đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Hafemeister và đại diện các cơ quan hữu quan thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Tại đây, hai bên đã đạt được đồng thuận cho phép xuất khẩu chanh dây Việt Nam vào Mỹ. Sau khi đồng ý về mặt kỹ thuật, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ thực hiện các thủ tục lấy ý kiến cơ quan chức năng trong 60 ngày, sau đó sẽ công bố chính thức chanh dây Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ.
Dây chuyền sản xuất Chanh leo tại Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. (Ảnh: TTXVN) |
Cũng tại buổi làm việc, hai bên khởi động quy trình xem xét đối với một số trái cây mới của Việt Nam như: chanh không hạt, ổi, mít; thống nhất danh sách dịch hại và các bước tiếp theo trong quy trình xem xét đối với quả quýt, mận, chanh vàng, lựu và một số sản phẩm khác để làm giống cây trồng của phía Mỹ.
Theo ông Hoàng Trung, hiện Việt Nam đang có 8 loại trái cây tươi được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, gồm: thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi và dừa. Chuyến công tác lần này nhằm đẩy nhanh công tác mở cửa thị trường đối với một số loại trái cây mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu; tăng cường hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; thúc đẩy hợp tác kỹ thuật và đầu tư trong sản xuất nông nghiệp bền vững, giảm phát thải.
Ngoài trái cây tươi, ông Hoàng Trung mong muốn Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ có tiếng nói thích hợp trong quá trình tham vấn liên quan đến các vụ việc về phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam, cụ thể là đối với gỗ, tôm nước ấm và mật ong.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Hafemeister cho biết, Mỹ chưa từng có quan hệ hợp tác chặt chẽ như vậy với bất kỳ đối tác nào tại khu vực, Ông cam kết sẽ củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác kỹ thuật, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý hai nước trong kiểm soát dịch, phân tích nguy cơ và nghiên cứu phát triển, áp dụng các sáng kiến mới, cải tiến giống cây trồng.
Về biện pháp xử lý bổ sung và cải tiến quy trình kiểm dịch thực vật, phía Mỹ ghi nhận các đề xuất của Việt Nam về đa dạng hóa các biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hai nước và khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai hoạt động khảo nghiệm cần thiết để đưa ra ý kiến cuối cùng.
Hai bên cũng đã nhất trí triển khai biện pháp phun khử trùng hàng khô trong container tại cảng nhập khẩu. Mỹ cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam để chuyển đổi sang sử dụng chứng thư kiểm dịch thực vật điện tử (ePhyto); tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án trong quản lý phân bón, thuốc bảo vệ sinh học và sản xuất lúa gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hai bên cũng đã chia sẻ quan điểm về phát triển nền sản xuất nông nghiệp xanh, có trách nhiệm với môi trường, chung tay đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, từ đó khẳng định sẽ tăng cường hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các sáng kiến toàn cầu về nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường.
Festival về sản phẩm nông nghiệp và làng nghề sẽ được tổ chức trong quý IV/2024 tại Hà Nội Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày của quý IV/2024. Đây là sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) và 70 năm Ngày thành lập Sở Canh nông, nay là Sở NN&PTNT (30/11/1954 - 30/11/2024). |
Thủy sản Việt Nam “quay về” chinh phục thị trường nội địa Với chủ đề “Thủy sản xuất khẩu cho người Việt”, Vietfish 2024 khai mạc sáng ngày 21/8, với tham vọng mang sản phẩm xuất khẩu thế giới tiếp cận thị trường trong nước, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh chóng ngành F&B đầy tiềm năng của Việt Nam. |
Nguồn bài viết : PS Điện Tử