Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20

2025-01-17 19:49:34
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương
Dự kiến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sẽ thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: TASS).

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm qua thông báo, Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Hiện lịch trình các cuộc gặp song phương chưa được thống nhất.

Trong tuyên bố, ông Peskov khẳng định tình hình kinh doanh hiện nay ở Nga phức tạp do môi trường không thân thiện, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với những gì phương Tây dự đoán khi các nước này áp đặt lệnh phong tỏa, trừng phạt nhằm vào Moscow.

G20 là khuôn khổ hợp tác đa phương quy tụ 20 nền kinh tế lớn trên thế giới, đóng vai trò chiến lược trong việc đảm bảo tương lai tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra tại Bali, Indonesia vào 15-16/11 tới.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo Indonesia đã mời Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự hội nghị.

Nhóm G20 được thành lập năm 1999, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998, họp thường niên ở cấp Bộ trưởng Tài chính để thảo luận các vấn đề kinh tế - tài chính toàn cầu giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Thành viên G20 gồm các nước G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italy), các nước BRIC (Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ) và các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ) và EU.

Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế. G20 đã họp Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên tại Washington (Mỹ), lần thứ hai tại London (Anh), lần thứ ba tại Pittsburgh (Mỹ) với nhất trí đưa G20 trở thành cơ chế nòng cốt trong giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ tư được tổ chức tại Toronto (Canada) sẽ thảo luận các nội dung quan trọng của kinh tế toàn cầu. Về tình hình và triển vọng kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ xem xét cả triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, những thách thức như thâm hụt tài khóa, nợ chính phủ, thời điểm rút các gói kích thích kinh tế...

Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 7
Thành tựu quan trọng của Hàn Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh NATO

Nguồn bài viết : FTG Điện Tử

Top