Chuyện ông Đủi đổi đời nhờ bám rừng làm trang trại

2025-01-17 19:49:32
Vạn sự khởi đầu nan

Những năm cuối thập niên 1990, huyện Lạc Sơn thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, tạo điều kiện cho bà con phát triển chăn nuôi, làm kinh tế hộ và tham gia bảo vệ rừng. Lúc này, ông Đủi là Bí thi Chi bộ xóm Mè đã vận động và được người dân nhiệt tình hưởng ứng việc nhận khoán đất rừng để làm kinh tế gia đình và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do diện tích đất manh mún, xa khu dân cư nên khó trông coi, bảo vệ, người dân xóm Mè còn nhiều hộ nghèo không có vốn đầu tư nên chỉ sau thời gian ngắn bà con trả lại đất.
Đời sống của trên 90% hộ dân ở đây phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp nhưng đất đai lại khô cằn không thích hợp cho việc phát triển cây lúa, cây ngô. Chỉ có đồi rừng mới tạo cơ hộ thoát nghèo.
Ông bí thư Đủi nhận canh tác 7,5 ha diện tích đất đồi xa tận khu dân, vốn là bãi chăn thả trâu bò, người dân chặt củi, nằm giáp danh của 3 xã Bình Cảng, Bình Chân và xã Vũ Lâm. Ngày đó, mọi người trong gia đình rất lo lắng và không ủng hộ. Trong khi ông khởi nghiệp, vốn không có, chỉ chông chờ vào sức lao động của các thành viên trong gia đình và một vài triệu từ ngân hàng chính sách cho vay hộ nghèo, khó khăn hơn vì người vợ lại ốm liên miên nhiều năm. Những năm đầu, mọi công sức mà ông bỏ ra chỉ như bắt cóc bỏ đĩa. Cuối năm 2009, vợ ông qua đời, cuộc sống càng thêm khó khăn.

Sau khi vợ qua đời, ông Đủi chuyển hẳn vào đồi rừng để ở và tiếp tục quyết tâm làm kinh tế từ đồi rừng. Ông cần mẫn từng nhát cuốc, mòn dấu chân trên hơn 7ha đồi để đào hào trồng tre, trồng luồng ngăn trâu bò phá phách . Trong 5 năm, ông đã kiên trì đào được “giao thông hào” xung quanh diện tích rừng nhận khoán. Trồng gần 400 gốc tre bương, luồng, keo và bảo vệ 3 ha rừng tái sinh.

Thành quả từ nghị lực thoát nghèo

Làm ăn từng bước có hiệu quả, ông Đủi vận động được 4 hộ trong xóm Mè cùng vào làm; bắc đường dây điện dài trên 600m, tìm nguồn nước từ hang sâu ở lưng chừng núi đá để sản xuất. Có điện nước rồi, ông tính đến việc mở rộng chăn nuôi. Vốn liếng khi đó chỉ còn một con lợn nái lang hồng, bằng nguồn vốn vay và vốn tích lũy từ trồng rừng ông mạnh dạn đầu tư nuôi lợn, gà thả rông. Ngoài ra, ông cũng nuôi 20 con bò chăn thả, bò lớn nhanh, béo tốt ông đã bán để lấy tiền trang trải cho con cái ăn học và tái đầu tư vào cơ ngơi vườn rừng của mình. Năm 2011, thu nhập từ chăn nuôi được hơn 50 triệu đồng, đến năm 2013, giá trị đàn lợn nuôi theo cách thả rông đã có quy mô 20 con nái và khoảng 200 con lợn con và lợn thương phẩm, cho thu nhập 200 triệu đồng/năm. Tiếp đà phát triển chăn nuôi tự nhiên, ông cũng kết hợp nuôi gà thả rừng, hàng năm có từ 200 - 300 con gà. Ông còn cải tạo khe suối cạn, chỗ đất bằng để trồng 1.500m2 mía, hơn 2 ha sắn và các loại cây rau mầu theo vụ để cải thiện và chăn nuôi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Thế Lượng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Lạc Sơn chia sẻ: “Ông Đủi, là một trong số ít tấm gương vượt khó, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế gia đình, là một trong các điển hình được vinh danh tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ 2”.
Đến nay, mô hình kinh tế trang trại từ đất đồi rừng của ông Đủi đạt mức thu nhập ước tính trên 300 triệu đồng năm 2014. Nhiều hộ trước đó bỏ đất rừng, nhìn vào sự thành công vượt khó của ông, họ đã quay lại nhận đất rừng làm kinh tế trang trại và nhiều người đã thoát nghèo. Từ sự thành công bám rừng vượt khó của ông, nhiều người đã học được kinh nghiệm, chủ động hơn trong việc khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng. Từ đó, độ che phủ rừng cũng tăng và đời sống của người dân từng ngày được cải thiện. Ông Đủi chia sẻ: “Nếu không dám bám rừng, kiên trì từng ngày từng tháng vượt nhiều khó khăn thì chắc không thể làm được trang trại như ngày hôm nay. Không chỉ tôi tự tin làm kinh tế đồi rừng mà ngày nay, nhiều bà con cũng đã tự tin gắn bó cuộc sống với rừng.

Vương Hùng

Nguồn bài viết : Sự that về cờ bạc online

Top