Đặc sắc lễ hội Chợ tình Khâu Vai tại Hà Giang Lễ hội chợ tình Khâu Vai tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) sẽ hoạt động trở lại từ ngày 25/4 đến 27/4/2022 (tức ngày 25 đến 27/3 âm lịch) sau 2 năm gián đoạn vì dịch COVID-19. Năm nay, lễ hội có chủ đề "Phiên chợ tình ca". |
Độc đáo nghi lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô huyện Mèo Vạc, Hà Giang Người Lô Lô luôn có quan điểm "mọi vật có thể đổi thay theo năm tháng, nhưng giá trị bản sắc văn hóa không thể phai mờ", vì vậy họ luôn gìn giữ những nét riêng vốn có, truyền thụ lại phong tục, tập quán cho con cháu. |
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố 2 Di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, đó là: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu mùa của người Cờ Lao, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì và tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì.
Lễ Cầu mùa hay còn gọi là cúng Ngô mới là nét sinh hoạt văn hóa thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp đặc trưng của người Cờ Lao. Lễ Cầu mùa thường được tổ chức vào đầu năm mới. Các gia đình thường chuẩn bị gà luộc và các sản phẩm nông nghiệp khác do chính người dân làm ra như xôi, rượu trắng, thịt lợn, hoa quả cùng tiền vàng và hương.
Trong nghi lễ, thầy cúng sẽ tiến hành các nghi lễ cảm tạ, cầu mong thần linh, trời đất, tổ tiên phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, lúa, ngô đầy bồ, cộng đồng người Cờ Lao sống ấm no, hạnh phúc.
Phụ nữ Cờ Lao trong trang phục truyền thống (Ảnh minh họa -BHG). |
Phần hội diễn ra các hoạt động văn nghệ như hát đối đáp, hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ; hát trông con cháu, khúc hát nấu rượu… Ngoài ra, trong lễ hội còn diễn ra một số hoạt động thể thao, trò chơi dân gian truyền thống như chơi kéo co, đẩy gậy, đánh cù…
Lễ cũng Bàn Vương (từ 15-30/12 Âm lịch) là lễ hội quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao đỏ huyện Hoàng Su Phì, biểu hiện lòng sùng kính Tổ tiên và ước vọng về một cuộc sống thái bình, thịnh vượng.
Lễ hội gồm hai phần. Phần nghi lễ được tiến hành vào ngày cuối cùng của năm cũ, tại gian giữa của các gia đình. Vật phẩm dâng cúng gồm: Cơm, gạo, rượu, gà luộc, nước suối, vải mộc màu trắng, hương, vòng bạc, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến. Người trưởng tộc hoặc trưởng dòng họ đích thân chỉ đạo con cháu lập 3 đàn lễ gọi là: Bứa Hiéng, Sáng Chà Phin, Sám Háng. Sau khi cả 3 đàn lễ được sắp xong thì nghi lễ được tiến hành, phần này thường bắt đầu vào thời gian khoảng 9 giờ sáng. Nếu mời nhiều thầy cúng thì nghi lễ được tiến hành cùng một lúc, ngược lại nếu chỉ có một thầy cúng thì nghi lễ được bắt đầu từ đàn cúng Bứa Hiéng, sau đó là đàn cúng Sáng Chà Phin và cuối cùng là đàn cúng Sám Háng.
Theo các nghệ nhân dân gian ở xã Hồ Thầu thì Lễ cúng Bàn Vương phổ biến ở 3 kiểu, gồm: Thứ nhất là lễ lớn, còn gọi là “Tồm Đàng” do người Dao trong một xã cùng đứng ra mổ trâu, lợn tổ chức như một lễ hội; Lễ hội thường diễn ra vào cuối năm, thời gian tổ chức kéo dài vài ngày gồm cả lễ và hội. Thứ hai là “Đàng Ton”, nghĩa là nghi lễ nhỏ được tổ chức trong quy mô dòng họ. Thứ ba là tổ chức cúng Bàn Vương khi gia đình gặp điều không may, như: ốm đau, dịch bệnh, mất mùa... theo kiểu giải hạn.
Dâng hương tại lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) |
Dù tổ chức theo cách thức nào thì Lễ cúng Bàn Vương cũng thể hiện được tính nhân văn sâu sắc trong cộng đồng người Dao, nhằm thể hiện lòng hiếu kính với ông bà, tổ tiên; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và giáo dục con cháu về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Kết thúc phần lễ là phần hội với điệu múa “Bắt rùa” do các thầy cúng thể hiện và các trò chơi mang đậm màu sắc huyền bí như: Nhảy lửa và Vật chày.
Đây là nghi lễ truyền thống đặc sắc được tổ chức hằng năm tại các địa phương có người Dao sinh sống nhằm lưu giữ nguồn gốc lịch sử, văn hóa của dân tộc. Lễ cúng được tổ chức nhằm bày tỏ sự biết ơn với sư tổ Bàn Vương, người đã sinh ra 12 họ người Dao ngày nay. Đồng thời là dịp cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt cho cộng đồng người Dao ấm no, hạnh phúc.
Tính đến nay, tỉnh Hà Giang có 27 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, trong đó có 6 di sản của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người, như: Bố Y, Lô Lô, Pu Péo và Cờ Lao.
Để có được kết quả đó, tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt việc lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền tôn vinh nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân. Đồng thời giáo dục, kế thừa, giữ gìn truyền thống quý báu về giá trị văn hóa lịch sử cho các thế hệ nhân dân các dân tộc Hà Giang. Và từng bước ngăn chặn, xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
“Vũ điệu lửa” của những chàng trai Pà Thẻn Trong tiếng nhịp gõ dồn dập từ nhạc cụ cùng bài cúng của Nghệ nhân dân gian Liều Văn Việt, những đôi tay, chân trần của nam thanh niên Pà Thẻn, thôn Minh Thượng, xã Tân Lập (Bắc Quang, Hà Giang) như có sức mạnh diệu kỳ, cứ thế hòa vào đống lửa rực than hồng. Trong đêm sương giá, họ đã tạo nên những “vũ điệu lửa” vừa huyền bí, vừa mê hoặc làm say lòng du khách mỗi dịp Tết đến, Xuân về. |
Tái hiện nghi thức cúng mừng lúa mới của đồng bào biên giới Hà Giang Hằng năm, vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 Âm lịch, tiết trời vùng cao se lạnh là lúc báo hiệu “mùa vàng” bội thu, đồng bào các dân tộc thiểu số hối hả vào vụ gặt cũng là dịp họ làm lễ mừng cơm mới. |