Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục trên mạng?

2024-12-21 12:42:15
“Siết” nội dung mạng xã hội nhằm tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Xâm hại trẻ em qua môi trường mạng nguy hiểm không kém trong đời thực
Dự án "Mô hình hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và bóc lột tình dục trên không gian mạng dựa vào cộng đồng được triển khai từ năm 2022-2025 (Ảnh: Plan International Vietnam).

Với phương châm "Phòng còn hơn chống," cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành cùng trẻ, để có thể hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời cho con.

Chúng ta hãy cùng theo dõi video dưới đây được dự án "Mô hình hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và bóc lột tình dục trên không gian mạng dựa vào cộng đồng" được triển khai tại 2 tỉnh Quảng Bình và Kon Tum. Dự án được tài trợ bởi Quỹ toàn cầu Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em (EVAC) và Plan International Bỉ.

Dựa trên dự án do Plan International Việt Nam (PIV) chủ trì với Sở LĐTBXH nhằm ngăn chặn bạo lực trực tuyến đối với trẻ em trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình và Kon Tum, dự án "Mô hình hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và bóc lột tình dục trên không gian mạng dựa vào cộng đồng" tập trung vào giải quyết các lỗ hổng đã xác định trong hệ thống bảo vệ trẻ em để ứng phó với bạo lực, xâm hại trên không gian mạng (viết tắt là OCSEA).

Bằng cách làm việc với thanh thiếu niên, trường học, phụ huynh và các nhà cung cấp dịch vụ, dự án sẽ thiết lập một mô hình hỗ trợ trẻ em dựa vào cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường báo cáo các vụ bạo lực, xâm hại trực tuyến cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ trẻ em trải qua bạo lực, xâm hại trực tuyến. Mục tiêu tổng thể dự án: Thanh thiếu niên từ 10-18 tuổi, đặc biệt là trẻ em gái và trẻ vị thành niên dân tộc thiểu số, được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ có nhạy cảm giới, phù hợp với độ tuổi thông qua thí điểm mô hình hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và bạo lực tình dục trên không gian mạng (gọi tắt là OCSEA) dựa vào cộng đồng.

Trong khuôn khổ dự án này, các em trai, đặc biệt các em gái vị thành niên trong độ tuổi 10-18 sẽ được trao quyền để trở thành động lực tích cực của sự thay đổi thông qua việc thiết lập mạng lưới đồng đẳng. Điều này sẽ cho phép trẻ em tham gia lên tiếng về các hành vi, hậu quả của bạo lực, xâm hại tình dục trực tuyến và đi tiên phong trong việc xác định, đề xuất những giải pháp này tới các lãnh đạo, nhằm đảm bảo rằng chính quyền địa phương, cơ quan thực thi pháp luật và các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ chịu trách nhiệm về hỗ trợ kịp thời đối với các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trực tuyến.

Dự án hi vọng xây dựng được cuốn tài liệu nhằm giúp trẻ em thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-18 có khả năng nhận diện các vấn đề bóc lột, xâm hại tình dục trên không gian mạng, có thông tin cơ bản ban đầu về hệ thống dịch vụ, chuyển tuyến. Từ đó các em sẽ tự tin truyền đạt kiến thức và hỗ trợ các bạn thanh thiếu niên khác liên tiếng và tìm kiếm sự hỗ trợ. Tài liệu cũng bao gồm hướng dẫn một số kỹ năng cơ bản để các em có thể làm việc nhóm, xây dựng tình đoàn kết với mục tiêu các em có thể tự điều hành/dẫn dắt các buổi sinh hoạt, đối thoại về các chủ đề liên quan, với sự hỗ trợ của giáo viên/ dẫn trình viên nòng cốt.

Cần giáo dục cho giới trẻ Việt Nam và Mỹ về chiến tranh để bảo vệ hòa bình
Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Top