Nga cáo buộc Anh trực tiếp tài trợ kinh phí gây bất ổn chính trị nội bộ Moscow |
Hoa Kỳ gia hạn vận hành B-1B Lancer kéo dài đến tháng 9/2023 |
Nguồn minh họa |
Gói trừng phạt này ban đầu được đưa ra vào ngày 31/7/2014, để đáp trả các hành động của Nga nhằm gây bất ổn cho Ukraine. Các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế một số ngân hàng và công ty của Nga tiếp cận thị trường vốn sơ cấp và thứ cấp của EU; đồng thời cấm các hình thức hỗ trợ tài chính và môi giới đối với các tổ chức tài chính Nga.
Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt của EU cũng cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp tất cả các tài liệu liên quan đến quốc phòng và thiết lập lệnh cấm đối với hàng hóa lưỡng dụng đối với quân sự ở Nga. Đồng hời, hạn chế khả năng tiếp cận của Nga đối với một số công nghệ nhạy cảm có thể được sử dụng trong lĩnh vực năng lượng của Nga, chẳng hạn như trong sản xuất và thăm dò dầu khí.
Được biết, trước đó EU đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt Nga vì các hành động gây hấn với Ukraine, bao gồm các lệnh trừng phạt kinh tế nói trên đối với một số lĩnh vực kinh tế của Nga và các lệnh trừng phạt do phá hoại toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine.
Các lệnh trừng phạt có hiệu lực cho đến ngày 15/3/2022, kéo dài sáu tháng một lần.
Trong khi đó, ở một diễn biến liên quan, nguyên thủ hai quốc gia Đức và Tây Ban Nha ngày 17/1 ra tuyên bố kêu gọi châu Âu cần đoàn kết yêu cầu Nga thực hiện các bước đi cụ thể nhằm hạ nhiệt căng thẳng hiện nay quanh vấn đề Ukraine.
Cụ thể, phát biểu trước báo giới tại thủ đô Madrid, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận định, nguy cơ bất ổn an ninh tại châu Âu đang tiếp tục dâng cao mỗi ngày sau khi các cuộc đàm phán giữa Nga và các nước phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên NATO vào tuần trước đã kết thúc trong bế tắc và châu Âu cần khẩn cấp yêu cầu Nga thực thi các bước đi cụ thể nhằm hạ nhiệt căng thẳng.
Tòa án Ba Lan ra thêm phán quyết thách thức EU giữa lúc căng thẳng |
EU cáo buộc Nga 'bắt nạt' Moldova |
Nguồn bài viết : VIA Trực Tuyến