Việt Nam đã triển khai 60 nhiệm vụ cụ thể về di cư |
Trang bị kiến thức về phòng, chống mua bán người và thúc đẩy di cư an toàn |
Với số vốn thực hiện không hoàn lại 300 triệu đồng và được thực hiện đến hết tháng 06/2025. Dự án nhằm mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng di cư trái phép nói chung và di cư trái phép đến Úc bằng tàu thuyền nói riêng trên địa bàn tỉnh; đồng thời nâng cao nhận thức về di cư an toàn cho người dân tỉnh Quảng Bình, góp phần hạn chế tối đa các rủi ro cho người dân trong quá trình di cư.
Tổ chức các buổi sinh hoạt thanh niên cho học sinh, sinh viên về di cư an toàn, phòng chống di cư trái phép từ Việt Nam sang Úc bằng tàu thuyền - (Ảnh: congan.quangbinh.gov.vn). |
Cũng thông qua các hoạt động của Dự án, người dân trên các địa bàn trọng điểm sẽ được phổ biến thông tin về chính sách bảo vệ biên giới của chính phủ Úc, cũng như hiểu về các rủi ro và hậu quả của hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, hoạt động đưa người di cư trái phép.
Người dân còn được cập nhật thêm kiến thức và kỹ năng cơ bản để di cư an toàn, hợp pháp. Cán bộ địa phương cũng được nâng cao năng lực trong công tác truyền thông về di cư an toàn, hợp pháp và phòng ngừa xuất nhập cảnh trái phép, di cư trái phép.
Thành lập vào năm 1951, với 175 nước thành viên, 8 nước quan sát viên và văn phòng đặt tại hơn 100 quốc gia, IOM nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn, nhân đạo và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người, thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn cho các chính phủ và người di cư.
IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987, IOM cung cấp những biện pháp ứng phó toàn diện cho các nhu cầu nhân đạo của người di cư, người lánh nạn trong nước, người di cư hồi hương và cộng đồng chủ nhà thông qua hỗ trợ nhân đạo trực tiếp, các hoạt động cộng đồng và những nỗ lực đa dạng khác.
IOM đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận về di cư |
Giáo dục định hướng cho phụ nữ Việt Nam di cư sang Hàn Quốc |
Nguồn bài viết : sổ kết quả miền bắc