Martin Place, một địa danh nổi tiếng ở thành phố Sydney (Australia)
Đây là tuyên bố được cảnh sát Sydney đưa ra ngày 23/6, bất chấp việc nhà chức trách chưa phát hiện bất cứ mối đe dọa cụ thể nào nhằm vào thành phố lớn nhất Australia này. Ngoài các rào chắn, chính quyền Sydney đang xem xét triển khai thêm một số biện pháp an ninh tại nhiều địa điểm công cộng khác.
Một phát ngôn viên cảnh sát Sydney cho hay: "Một khối lượng công việc đáng kể đã được triển khai. Cảnh sát muốn cân bằng việc quản lý rủi ro công chúng đối với nhu cầu sử dụng không gian công cộng của người dân".
Sydney không phải là thành phố đầu tiên ở Australia triển khai rào chắn bê tông để bảo vệ người đi bộ. Trước đó, khoảng 140 cột bê tông đã được dựng lên ở 8 địa điểm dành cho khách bộ hành xung quanh trung tâm Melbourne - thành phố lớn thứ 2 đất nước, để giảm nguy cơ xảy ra bạo lực.
Cảnh sát thành phố Sydney làm việc trên đường phố
Hồi tháng 12/2014, một tay súng đã bao vây, bắt cóc con tin tại một quán cà phê nổi tiếng ở Martin Place, Sydney. Cuộc tấn công kéo dài 17 tiếng, khiến 2 người thiệt mạng. Mới đây, hồi tháng 1, một người đàn ông 26 tuổi đã lái xe lao vào đám đông người đi bộ ở Melbourne, làm 5 người bị chết và bị thương.
Những biện pháp an ninh mới được triển khai ở Australia, trong bối cảnh nguy cơ nước này bị tấn công bởi các đối tượng cực đoan đang ngày một gia tăng. Theo ước tính, hơn 100 công dân Australia đang chiến đấu trong hàng ngũ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Không chỉ tại Australia, nhiều quốc gia khác cũng đang phải tăng cường an ninh trước mối đe dọa từ khủng bố. Hồi đầu tháng, một đối tượng cực đoan đã lao xe tải vào các tín đồ Hồi giáo ở Thủ đô London (Anh) và đây là vụ tấn công thứ 3 tại thành phố này kể từ tháng 3. Tại Mỹ, một vụ khủng bố bằng xe hơi ở Quảng trường Thời Đại, thành phố New York đã khiến 23 người thương vong.
Trọng Sang
Nguồn bài viết : Lô đề