Kế hoạch giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu

2025-01-17 19:49:33
IOM hỗ trợ Việt Nam phát triển kỹ năng số cho lực lượng lao động hướng tới di cư an toàn, bền vững
Ngày 25/8, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát triển kỹ năng số cho lực lượng lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường giáo dục nghề nghiệp”.
Chính phủ Đức ngừng tiếp nhận người xin tị nạn từ Italy
Đức dự kiến sẽ tiếp nhận 3.500 người xin tị nạn từ Italy, nước nhập cảnh đầu tiên của người di cư. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận 1.700 người, Đức quyết định tạm ngừng kế hoạch này.

Lượng người di cư bất hợp pháp tăng 10%

Hàng nghìn người từ các nước châu Phi bất chấp nguy hiểm vượt Địa Trung Hải trên những con thuyền thô sơ với hy vọng tìm thấy tương lai tươi sáng ở châu Âu, dấy lên lo ngại về nguy cơ một cuộc khủng hoảng di cư mới.

Theo Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu, lượng người di cư bất hợp pháp đến EU trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Đã có hơn 132.000 người tìm cách vượt biên trái phép vào EU trong nửa đầu năm nay.

Khó khăn lớn nhất của châu Âu hiện nay là ngăn chặn người di cư bằng đường biển. Ảnh minh họa.

Lượng người di cư trên các tàu thuyền khởi hành từ bờ biển Bắc Phi đến đảo Lampedusa (Italy) gia tăng nghiêm trọng. Từ ngày 11 đến 13/9, khoảng 8.500 người di cư trên 199 tàu đã đến Lampedusa và con số trên còn cao hơn cả dân số đảo này.

Hội Chữ thập đỏ Italy, đơn vị vận hành trung tâm tiếp nhận người di cư tại Lampedusa cho biết tính đến ngày 17/9, cơ sở này có 1.500 người di cư tạm trú, gấp hơn 3 lần công suất phục vụ thông thường là 400 người.

Trong khi đó, theo tuyên bố của đại diện Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình hình trên đảo Lampedusa đã trở nên nghiêm trọng sau khi số lượng người di cư và người tị nạn lớn chưa từng có trong những ngày gần đây. UNHCR kêu gọi thiết lập cơ chế khu vực thống nhất về thủ tục cập bến và bố trí lại những người di cư đến Italia bằng đường biển trên khắp EU.

Trong 2 ngày 16 và 17/9, phối hợp với chính quyền Italy, tàu Geo Barents của tổ chức Bác sĩ không biên giới (RSF) đã giải cứu trên 471 người di cư, trong đó có 205 trẻ vị thành niên. Tàu bảo vệ bờ biển Dicotti cũng đã đến cảng Reggio Calabria chở 700 người di cư.

Từ đầu năm 2023, hơn 2.000 người đã thiệt mạng trong các vụ lật thuyền trên Địa Trung Hải, trong khi hàng chục nghìn người khác mắc kẹt trong các trại tị nạn với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Mới tuần trước, một con thuyền chở 45 người di cư đã chìm ngoài khơi Lampedusa, khiến 41 người chết.

Khó khăn lớn nhất của châu Âu hiện nay là ngăn chặn người di cư bằng đường biển. Vấn đề này đang đe dọa tương lai mà EU hướng tới, một tương lai phụ thuộc vào năng lực toàn khối ứng phó với những thách thức lớn.

Kế hoạch hành động 10 điểm

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng làn sóng di cư bất hợp pháp là thách thức của toàn châu Âu nên cần một cách ứng phó chung của toàn khối. Chủ tịch EC kêu gọi các thành viên khác của EU tiếp nhận người di cư để chia sẻ gánh nặng với Italy.

Bà công bố gói giải pháp 10 điểm, bao gồm: Các biện pháp trợ giúp Italy xử lý những người di cư mới đến; tìm cách cải thiện hợp tác với nhà chức trách các nước châu Phi như Guinea, Bờ Biển Ngà, Senegal hay Burkina Faso với hy vọng họ có thể tiếp nhận trở lại người di cư. Thảo luận về “phương án mở rộng các sứ mệnh hải quân trên Địa Trung Hải” nhằm ngăn chặn những con thuyền đưa người vượt biên.

Điểm đáng chú ý trong kế hoạch này đó là thiết lập một cơ chế đoàn kết, thông qua đó các quốc gia châu Âu tiếp nhận người nhập cư đã đến Lampedusa. Ngoài ra, kế hoạch trên cũng bao gồm việc triển khai một chiến dịch hải quân mới của EU ở Địa Trung Hải, hồi hương nhanh hơn những người có yêu cầu tị nạn đã bị từ chối và mở các hành lang nhân đạo an toàn cho những người di cư hợp pháp.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen

Người đứng đầu EC cam kết sẽ tăng cường giám sát trên không ở Địa Trung Hải thông qua các cơ quan châu Âu, trong đó có cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển EU Frontex, và phối hợp với các nước là quê hương của người di cư để hồi hương an toàn những người không đáp ứng điều kiện tị nạn ở châu Âu.

Chính phủ Đức đã thông báo kế hoạch nối lại việc tiếp nhận người tị nạn từ Italy. Theo chương trình tự nguyện tiếp nhận người tị nạn nhằm thể hiện tình đoàn kết của EU, Đức cam kết tiếp nhận 3.500 người tị nạn từ các quốc gia đặc biệt gặp khó khăn ở biên giới phía Nam châu Âu, trong đó có Italy. Đến nay, khoảng 1.700 trường hợp (trong đó có hơn 1.000 trường hợp từ Italy) đã được Đức tiếp nhận thông qua “cơ chế đoàn kết tự nguyện” của châu Âu.

Các nhà quan sát nhận định, bên cạnh các giải pháp ngăn chặn nạn buôn người và triển khai lực lượng trên biển ngăn di cư trái phép, giải pháp dài hơi để giải quyết vấn nạn người di cư là châu Âu cần đóng vai trò lớn hơn nữa trong nỗ lực trợ giúp các nước châu Phi phát triển kinh tế-xã hội ổn định hơn, khôi phục niềm tin vào tương lai tươi sáng ở quê nhà.

Đối thoại ASEAN-EU hợp tác bảo vệ lao động di cư ở Đông Nam Á
Đối thoại ASEAN-EU về di cư lao động an toàn và công bằng là diễn đàn để các quan chức chia sẻ kiến thức và quan điểm về các chiến lược hiệu quả nhằm hỗ trợ phúc lợi cho lao động di cư và gia đình họ.
Liên hợp quốc quan ngại về dự luật di cư bất hợp pháp của Anh
Các quan chức Liên hợp quốc lo ngại dự luật của Anh sẽ đặt ra tiền lệ về việc chối bỏ những trách nhiệm liên quan đến người tị nạn mà các quốc gia khác, kể cả những nước ở châu Âu, có thể làm theo.

Nguồn bài viết : Thống Kê Loto

Top