Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn và tìm kiếm cứu nạn cho 100 chủ phương tiện, ngư dân
|
Việt Nam và Vương Quốc Anh chung tay phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
|
Được biết, ngày thế giới phòng, chống mua bán người (WDATIP) năm nay có chủ đề: "Hướng tới tất cả nạn nhân bị mua bán, không để ai bị bỏ lại phía sau".
Tham gia vào sự kiện này còn có tiếng nói của cựu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018 – H’hen Niê, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam (1,9 triệu lượt theo dõi trên Facebook, 100 nghìn lượt theo dõi trên Instagram), nhằm chia sẻ thông điệp rộng rãi đến thế hệ trẻ.
Một số quan niệm sai lầm mà chúng tôi muốn đưa ra ở thông điệp chung này:
Quan niệm sai lầm 1: Chỉ có phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân bị mua bán.
Quan niệm sai lầm 2: Mua bán người không xảy ra trên môi trường trực tuyến.
Quan niệm sai lầm 3: Biến đổi khí hậu không liên quan đến mua bán người.
Quan niệm sai lầm 4: Mua bán người chỉ bao gồm việc di chuyển, đi lại và vận chuyển một người qua biên giới.
Quan niệm sai lầm 5: Những đối tượng mua bán người chỉ nhắm đến những người mà chúng không quen biết.
WDATIP, IOM cùng Đại sứ các nước và Hoa hậu H’hen Niê muốn nêu cao thông điệp “Con người không phải là hàng hóa. Mỗi người là một món quà” nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung tay và cất cao tiếng nói chống lại nạn mua bán người, cùng bảo vệ và trao quyền cho tất cả các nạn nhân để họ có thể xây dựng cuộc sống và phát huy hết năng lực của mình.
Dự án Đấu tranh phòng chống mua bán người tại Việt Nam (TMSV) của IOM hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan địa phương để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các cá nhân và cộng đồng đối với nô lệ thời hiện đại, trong đó bao gồm mua bán người thông qua: Truyển thông thay đổi hành vi; Tăng cường tiếp cận công lý; Hỗ trợ phục hồi và tái hòa nhập theo phương pháp lấy nạn nhân làm trung tâm.
Từ năm 2018 đến nay, Dự án đã đạt được những kết quả sau: Hỗ trợ 1.782 người liên quan đến mua bán người (trong đó có 865 nam và 915 nữ): 425 trường hợp liên quan đến phòng ngừa, 392 trường hợp liên quan đến tố tụng hình sự và 965 trường hợp được bảo vệ.
Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người và di cư an toàn cho 2.939.014 người: 28.299 trường hợp trực tiếp và 2.910.715 trường hợp trực tuyến.
Hỗ trợ 1.680 người được tiếp cận các cơ hội việc làm tại địa phương và tham gia xuất khẩu lao động hợp pháp (1.037 nam và 643 nữ).
Nâng cao kỹ năng về kỹ thuật số và tìm kiếm việc làm cho 211 học viên học nghề (154 nam và 57 nữ).
Hỗ trợ 505 người di cư có hoàn cảnh khó khăn và là nạn nhân bị mua bán.
Thúc đẩy hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh
|
Nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cộng đồng
|