NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

“Dưới tán hoa siren” - Cuộc sống đa sắc màu của người Việt ở Nga

2024-12-21 11:33:47
Ngày Quốc tế Thiếu nhi của con em cộng đồng người Việt Nam tại Nga
15 đội bóng tranh tài tại giải bóng đá cộng đồng người Việt Nam tại Nga

Từ góc nhìn của người đã sống và làm việc ở đất nước Nga hơn 20 năm, tác giả Nguyễn Đình Lâm đã kể lại những câu chuyện về người Việt tại Nga, từ những học sinh, sinh viên cho đến những người lao động, thương lái…

Tiến sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Lâm. (Ảnh: BTC)

Chia sẻ tại lễ ra mắt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá, dưới ngòi bút hiện thực sinh động của nhà văn, dường như ai cũng đều có thể trở thành nhân vật. Họ quen đấy nhưng cũng lạ lắm, khi được khoác lên mình chiếc áo văn chương.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. (Ảnh: BTC)

Truyện ngắn của Nguyễn Đình Lâm đã mang cả không gian rộng lớn của nước Nga, cộng đồng người Việt xa xứ, mang biết bao số phận để đặt vào câu chuyện ngắn ngủi của mình, rồi từ câu chuyện ngắn ngủi ấy lại bao phủ đời sống này, để nhìn thấy nhân loại này, cuộc sống này và nhìn thấy chính chúng ta ở trong đó

“Tôi có những người thân từng sống, làm việc và lao động ở nước Nga nên khi đọc "Dưới tán hoa siren", tôi như nhìn thấy họ trong sự bất trắc, trong nỗi tuyệt vọng, trong giá lạnh tuyết trắng và nỗi buồn dằng dặc xa cố hương mà trước đó mình không hề biết”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.

Cuốn sách “Dưới tán hoa siren”. (Ảnh: Vietnamnet)

Nhà nghiên cứu văn học Bùi Việt Thắng cho biết có gần 1.000 ngày sống trên đất Nga, thời những năm 1987 - 1990 nên thấm thía từng câu chữ khi đọc "Dưới tán hoa siren".

Từng có thời gian sống cùng tác giả Nguyễn Đình Lâm tại Nga, nhà báo Lê Xuân Sơn cho rằng, những câu chuyện tác giả kể dù có bi kịch, dở khóc dở cười hay tan nát đến tận cùng thì đọng lại trong đó vẫn là tình người nơi đất khách.

Tiến sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Lâm quê Nam Đàn, Nghệ An. Ông có hơn 20 năm sống tại Nga, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Nga.

Các tác phẩm từng xuất bản: Con kiến tật nguyền (tập truyện ngắn đầu tay, 2004), Tình yêu hàng chợ (tập truyện ngắn, 2005), Mong manh xứ bạch dương (tiểu thuyết, 2009)...

Người Nga phải lòng chú Tễu Việt

Với khuôn mặt tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh cùng mái tóc trái đào, nhân vật chú Tễu trong các vở múa rối nước của Việt Nam đã đem đến cảm giác thích thú cho những người bạn Nga ngay từ khi xuất hiện.

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn biệt mùa đông lạnh lẽo, cũng là để chào đón, hy vọng một mùa xuân mới tràn đầy sức sống sớm quay trở lại. Năm nay, lễ hội này đã được tổ chức tại nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam.
Top