Theo thạc sĩ Bùi Văn Thơm (Chuyên viên chính - Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP HCM ): Đối với môn hóa học, học sinh lưu ý ôn thi về các chương đại cương gồm: cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, phản ứng ôxy - khử, tốc độ phản ứng - cân bằng hóa học, sự điện ly; về phi kim gồm: cacbon - silic, nitơ - photpho, ôxy - lưu huỳnh, halogen; về kim loại gồm: đại cương về kim loại, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt, crom; về hữu cơ gồm: hydrocacbon, ancol, phenol, andehit, axít hữu cơ, este, lipit, amin, amino axít, cacbohydrat và polyme.
Học sinh TP HCM ôn thi THPT quốc gia
Học sinh cần tập trung nhiều ở kiến thức lớp 12 và những phần liên quan với lớp 10, 11. Khi học bài, các em cần phải biết xâu chuỗi tính chất hóa học của các chất, nhóm chất bằng cách hệ thống hóa, so sánh những điểm giống nhau và khác nhau. Điều này giúp các em nhanh chóng chọn được phương án đúng.
Cụ thể: Đối với hóa học hữu cơ, các em cần có sự liên kết giữa các nhóm chất sau đây để so sánh: amin, anilin, aminoaxit liên kết với axít hữu cơ, phenol; cacbohidrat: glucozơ, fructozơ, mantozơ, sacarozơ, tinh bột, xenlulozơ liên kết với andehit và ancol; este, lipit cần liên kết với ancol, andehit, axit. Phần polyme, các em nên xâu chuỗi lại dựa vào sự phân loại: theo nguồn gốc, theo cách tổng hợp, theo cấu trúc , tên riêng của các polyme.
Đối với hóa vô cơ - phần kim loại, các em cần liên kết phần tính chất hóa học chung, so sánh chúng trong dãy điện hóa. Ngoài ra, trong mỗi nhóm kim loại, cần nắm phần tính chất hóa học đặc trưng riêng như kim loại phản ứng với nước, với dung dịch kiềm… Riêng phần kim loại sắt, cần quan tâm sự chuyển hóa giữa Fe(II) và Fe(III). Nếu không làm được việc này, các em sẽ gặp nhiều lúng túng.
Khi làm bài, học sinh lưu ý các câu hỏi lý thuyết (khoảng 30 câu). Chủ yếu lý thuyết có lý luận, học sinh cần nắm chắc và vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề này. Các em không được hấp tấp khi đọc đề, mà phải đọc thật kỹ đề để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
Các bài toán (khoảng 20 câu) gồm có: dạng toán cơ bản, mức độ giải quyết khoảng 1 phút/câu (khoảng 30% số lượng bài toán), bài toán có suy luận (khoảng 30%) và dạng toán khó (khoảng 40%). Muốn giải quyết phần toán khó này, học sinh phải làm bài tập thật nhiều để nhận dạng vì với thời lượng quy định, các em không thể mày mò được.
Để giải tốt các bài toán, học sinh phải biết cách giải theo phương trình phản ứng hóa học và giải theo các định luật (định luật thành phần không đổi, định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn mol nguyên tố, bảo toàn mol elctron...). Thường các bài toán, từ đề bài, học sinh phải giải để tìm kết quả. Tuy nhiên, có những bài không thể giải ra đến cùng mà phải lấy kết quả (những phương án) để lập luận trường hợp nào phù hợp với vấn đề vừa tìm được.
Học sinh cần lưu ý thêm: Các bài toán dù khó nhưng cũng chỉ được giải trong khoảng thời gian 2-3 phút nên phải tìm cách giải ngắn. Cũng có một số bài toán có thể dùng các công thức tính nhanh. Các em có thể dùng các công thức đó để tiết kiệm thời gian.
Nguồn bài viết : Dự đoán XSMB