5 nhóm giải pháp giảm thiểu lao động trẻ em |
Tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam giảm dần theo từng năm |
Hội thảo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp cùng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, công tác phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư. Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời là một trong 26 quốc gia tiên phong tham gia liên minh 8.7. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc.
Trong đại dịch Covid-19, Việt Nam đã kịp thời tham mưu ban hành và triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ khẩn cấp trước mắt cũng như lâu dài cho trẻ em bị nhiễm Covid-19, trẻ em mồ côi do Covid-19, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
An sinh xã hội giúp giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em. Ảnh minh họa, nguồn: Internet |
Bên cạnh kết quả đạt được, các ý kiến đại biểu cho rằng công tác phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
LĐTE thường tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, ở những nơi khó can thiệp, nhất là trong hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, khu vực phi chính thức và có nguy cơ cao tham gia chuỗi cung ứng.
“Trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ em, cản trở việc tiếp cận, thụ hưởng nền giáo dục phù hợp, cũng như chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính các em. Thực trạng này cũng làm mất đi các quyền của trẻ em và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, nhất là chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai”, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nói.
Việc giảm thiểu LĐTE theo các đại biểu sẽ dễ dàng hơn nếu các quốc gia có hệ thống an sinh xã hội cung cấp đầy đủ các quyền lợi cả đời, từ trợ cấp trẻ em và gia đình, trợ cấp thai sản và thất nghiệp đến lương hưu cho người già cũng như chế độ bảo vệ sức khỏe.
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. |
“An sinh xã hội có vai trò quan trọng đối với những nhóm dễ bị tổn thương đặc biệt là sau tác động của Covid - 19. Việc xây dựng và thực hiện các gói an sinh xã hội đối với các hộ gia đình có thể giúp cho nhiều gia đình và nhiều trẻ em sẽ được giúp đỡ để không trở thành LĐTE”, bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam nói.
Bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng giáo dục bao trùm và chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống LĐTE, giúp các ẹm có cơ hội học hành để phát triển. Bà Lesley Miller cũng nhấn mạnh vai trò của cán bộ công tác xã hội trong việc kết nối giữa gia đình của trẻ em cũng như những đối tượng cần trợ giúp với các cấp xã/phường, quận/ huyện.
Hai "vũ khí" hiệu quả để chống lại tình trạng lao động trẻ em |
Xóa bỏ lao động trẻ em giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu |