Con đường hoàn lương của trùm giang hồ Bửu “liều” Khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, nhắc đến Bửu “liều” không chỉ người dân mà ngay trong giới giang hồ cũng đều phải khiếp sợ. Bởi Bửu là một tay giang hồ khét tiếng ở Đà Nẵng với những trận chiến “đẫm máu”, trộm cắp “nổi tiếng” trên khu vực chân đèo Hải Vân. |
Đa dạng mô hình trợ giúp: Tạo việc làm, sinh kế, hỗ trợ người bán dâm hoàn lương Nhiều mô hình điểm can thiệp, hỗ trợ người bán dâm hoàn lương tại các tỉnh bước đầu được triển khai và đã phát huy hiệu quả. |
Trả giá vì lầm lỡ
Ngôi nhà của Trần Út Em (ấp Nam Chánh, Lịch Hội Thượng, Trần Đề, Sóc Trăng) nằm bên một con kênh xanh êm đềm. Dọc kênh, những cây dừa nước sai quả vấn vít. Xóm làng còn thưa thớt dân cư nhưng nơi nào cũng có tiếng trẻ con í ới. Căn nhà của Trần Út Em, nằm phía bên tay trái con đường vào ấp Nam Chánh, có diện tích chừng 150 m2. Trước nhà, trẻ nhỏ trồng đầy ắp hoa mười giờ. Thấy có người tới thăm, chị Mừng (vợ Em) tất tưởi chuẩn bị nước mời khách.
Vợ chồng Trần Út Em (bên phải) được công an xã hướng dẫn đăng kí tài khoản định danh điện tử. |
Nói về Trần Út Em, đại diện công an xã Lịch Hội Thượng cho biết: Trần Út Em là một thanh niên hiền lành, chất phác, chăm chỉ làm ăn. Tuy nhiên, anh trai của Trần Út em bị bệnh nặng, cần truyền máu. Kinh phí chi trả cho anh trai lên tới 2 triệu đồng/ ngày. Trần Út Em đi làm ở Bình Dương gom góp mua được chiếc xe máy cũng bán xe lấy tiền điều trị cho anh.
Đang trong hoàn cảnh túng bấn, các đối tượng xấu trong xóm rủ Út Em thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản. Những lần đầu, Út Em từ chối, nhưng sau thấy anh trai nằm liệt một chỗ không có tiền truyền máu, Út Em làm liều.
Ngay lần đầu tiên thực hiện hành vi trộm cắp bị chủ phát hiện, Trần Út Em bỏ chạy. Nhưng đồng bọn của Út Em lại quay lại đánh chủ nhà, thực hiện hành vi cướp. Bị công an bắt, triệt phá, vụ án được xét xử, các đối tượng bị kết án từ 6-7 năm tù. Trần Út Em tự thú, được khoan hồng nên bị tuyên bán 3 năm tù.
Là con duy nhất trong gia đình, Huỳnh Văn Đức (Ấp Thanh Lợi, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) trong một lần đi đám cưới đã lời qua tiếng lại với thanh niên tại đây. Hai bên cự cãi, thách thức. Đức đánh người này trọng thương.
Một lần bồng bột, ngông cuồng, năm 2012, Đức phải trả giá bằng bản án 8 năm tù về tội Giết người ở trại giam (Kiên Giang). Chấp hành tốt, năm 2018, sau 6 năm 9 tháng Đức được trở về địa phương.
Đường về tính thiện
Nếu xung quanh lời ra tiếng vào, nhiều người kì thị xa lánh thì lúc này, gia đình Huỳnh Văn Đức lại dành toàn bộ sự động viên cho anh. Chị Trần Thị Yến (vợ anh Đức) cho biết, hàng tháng cả gia đình gồm bố mẹ, bản thân chị và cô con gái đều nghỉ bán hàng 2 ngày để đi thăm anh Đức. Vì mẹ say xe, đường tới trạm giam lại quanh co, đi lại khó khăn nên 4 người đi 2 xe máy. 2h sáng xuất phát từ Sóc Trăng, tới Kiên Giang là 7h sáng, lúc trại giam mở cửa làm việc là cả nhà vào thăm luôn. Khoảng 9h – 10h là hết giờ thăm, cả gia đình lại quay về Sóc Trăng, tới nhà khi nào cũng 3 - 4h chiều. “Lịch thăm này kéo dài suốt thời gian anh Đức trong trại giam. Những ngày nắng gắt, mưa gió thì bao nhiêu là cực nhọc như nhằm thẳng vào người”, chị Trần Thị Yến kể.
Gia đình anh Huỳnh Văn Đức hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. |
Mỗi lần gặp chồng chị Yến lại thủ thỉ: “Lỡ rồi cố gắng cải tạo cho tốt để về với con.” Không chỉ mình chị Yến mà cả nhà cũng nói với anh Đức câu đó.
Bà Phạm Thị Trang (50 tuổi, mẹ Huỳnh Văn Đức) nhớ về ngày đầu tiên Đức gặp con gái đầu lòng, khi mới 2 tháng tuổi, trong trại giam. Gặp nhau, cả nhà không ai nói một lời nào, chỉ khóc, khóc mãi không thôi. Nhìn con lớn lên hàng ngày, vợ gồng gánh dư luận, cha mẹ buôn bán tần tảo nên Đức làm lại cuộc đời. Giờ làm phụ hồ cho người quen được 300.000 đồng/ngày; 1 tuần lấy lương một lần là góp với vợ nuôi con.
Chấp hành tốt án phạt, nhận được sự khoan hồng của Nhà nước, Út Em cải tạo 2,5 năm thì trở về quê nhà. Gặp chúng tôi vào một ngày đầu tháng 6, Trần Út Em vẫn ngại ngùng. Hai vợ chồng ngồi trên ghế đá trước cửa nhà nhưng không nói về chuyện cũ. Anh chị kể về những ngày đồng hành sau khi Em rời cánh cửa trại giam. Những ngày đi cạo mủ cao su ở Bình Phước rồi về Lịch Hội Thượng trông đầm tôm cho người dân nơi đây. Chị Mừng chia sẻ: Nhà có 3 đứa con nhỏ dại, lại có bố mẹ già nên lúc nào hai vợ chồng cũng phải động viên nhau cố gắng. Lúc làm đầm tôm, mình lấy nước sớm khuya; cho ăn đúng giờ, chăm sóc đúng kĩ thuật nên tôm nhanh lớn. Mỗi lần thu hoạch chủ đầm lại thưởng vài chục triệu. Lương hai vợ chồng được tổng 8 triệu/tháng, cộng tiền thưởng, vay thêm ít tiền mới cất được ngôi nhà này trị giá hơn 200 triệu đồng.
Anh Em kiệm lời. Anh chỉ nói: “Mình biết lỗi rồi. Giờ chỉ chăm chỉ làm ăn nuôi con”.
Trong căn nhà chừng 200m2; con số thành viên gia đình Đức đã tăng lên con số 6. Mỗi ngày, ông bà nội chăm 2 cháu nhỏ cho vợ chồng Đức đi làm. Chiều chiều, cả nhà lại ngập tràn tiếng cười, tiếng dỗ, tiếng bi bô của trẻ lên 3.
Khi anh Đức trở về, thiếu vốn làm ăn, chúng tôi hướng dẫn anh viết đơn vay vốn từ nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội của huyện. Anh được hỗ trợ vay 40 triệu đồng. Nguồn vốn đó mua phương tiện đi lại làm thợ hồ, một phần để vợ làm vốn mua bán cá ở chợ Mỹ Xuyên. Đến nay, anh Đức đã trả lãi, hoàn vốn đúng quy định. Anh Đức sống hòa nhã với người dân địa phương, chấp hành tốt quy định của Nhà nước. Trung tá Nguyễn Quốc Chí, Phó đội trưởng Đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp công an huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. |
Lại thêm một tội phạm hoàn lương trở thành người mẫu tại Tuần lễ thời trang New York Mekhi Alante Lucky, tên tội phạm 20 tuổi vừa mãn hạn tù đã trở thành người mẫu trong show diễn Helmut Lang thuộc khuôn khổ Tuần lễ thời trang New York Xuân/Hè 2018. |
Nữ tù nhân mang tội giết người hoàn lương và hành trình vượt qua định kiến để trở thành tiến sĩ khoa học danh giá Làm lại cuộc đời từ quá khứ đầy tội lỗi và đau thương, nữ tù nhân Michelle Jones đã đạp bỏ mọi định kiến và vươn lên đến bậc học cao nhất của mọi nhà nghiên cứu - tấm bằng tiến sĩ khoa học hàn lâm. |