JICA hỗ trợ Việt Nam ngăn ngừa tình trạng uống rượu, bia khi lái xe |
Cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ nhân đạo và y tế cho Maroc |
Tọa đàm có sự tham dự của gần 50 đại biểu đến từ 8 quốc gia Đông Nam Á (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Đông Timor), các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế.
Cuộc tọa đàm là cơ hội để các nước chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và những câu chuyện thành công trong việc giảm thiểu, ngăn ngừa tình trạng không quốc tịch. Sự kiện được tổ chức nhằm đẩy mạnh sự tham gia của các cấp chính phủ và các bên liên quan, trong việc giải quyết tình trạng không quốc tịch khi thế giới đã đi được hơn nửa chặng đường đến năm 2030.
Quang cảnh tọa đàm. |
Phát biểu tại tọa đàm, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh các nước Đông Nam Á cần tiếp tục cùng nhau phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và giảm tình trạng không quốc tịch ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Điều đó sẽ giúp cho công tác quản lý dân cư, di cư hiệu quả hơn và thực hiện tốt hơn việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Ông Indrika Ratwatte, Giám đốc UNHCR khu vực Châu Á và Thái Bình Dương cho biết, các nước Đông Nam Á đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết tình trạng không quốc tịch trong những năm gần đây. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng việc chia sẻ những câu chuyện thành công và những thực tiễn, sẽ khuyến khích chính phủ các nước thực hiện các bước tiếp theo nhằm chấm dứt tình trạng không quốc tịch ở Đông Nam Á.
Các đại biểu tham dự tọa đàm. |
Bà Pauline Temesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng để giải quyết tình trạng không quốc tịch trong khu vực một cách hiệu quả hơn, cần có hành động bổ sung, tăng tốc và có mục tiêu.
Các quan chức Chính phủ và các chuyên gia quốc tế đã trao đổi những cách tiếp cận cụ thể để thúc đẩy mục tiêu chấm dứt tình trạng không quốc tịch. Các chủ đề được thảo luận bao gồm làm thế nào để hệ thống đăng ký khai sinh và cấp giấy tờ nhân thân có thể trở nên thực sự phổ biến, giúp giải quyết một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến tình trạng không quốc tịch ở Đông Nam Á.
Tại toạ đàm, các chuyên gia cũng xem xét mối liên hệ giữa việc chấm dứt tình trạng không quốc tịch, xóa đói giảm nghèo, thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu và những tiến triển hướng tới xã hội bao trùm.
Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của quốc gia nào. Hơn một nửa số người không quốc tịch trên thế giới sống ở châu Á, với khoảng 2,5 triệu người được thống kê trong khu vực. Trong những năm qua, các quốc gia ở Đông Nam Á đã có những bước đi quan trọng nhằm chấm dứt tình trạng không quốc tịch. Những bước đi này là một yếu tố quan trọng trong chiến lược quốc gia nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững được đề ra trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững. |