Cộng đồng chung vận mệnh: Quan điểm đối ngoại và phát triển của Trung Quốc

2025-01-17 19:49:33
Tìm giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
Đón khách du lịch Trung Quốc trở lại: Cần bảo đảm an toàn và bền vững

Theo tuyên truyền của giới lý luận Trung Quốc, tư tưởng này được đề xuất trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt; quán triệt những đặc trưng chính của thời đại; tổng kết những kinh nghiệm phát triển và bài học từ lịch sử nhân loại. Đây là một thành tố quan trọng trong Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Đây không chỉ định hướng cho sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội trong nước của Trung Quốc, mà còn cho việc xây dựng và triển khai chiến lược quốc tế của nước này.

CĐCVM là gì?

Khái niệm này đã được lặp đi lặp lại trong diễn văn chính sách đối ngoại của Trung Quốc và được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc. Khái niệm được ban hành từ trên xuống này chứa đựng những nguyên tắc như bình đẳng giữa các quốc gia, công bằng, cùng đóng góp vì lợi ích chung, hài hòa, bao trùm, tôn trọng sự khác biệt và phát triển bền vững.

Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 (Nguồn: Internet).

Lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng thuật ngữ này là tại Diễn đàn Bác Ngao tháng 4/2013. Khi đó ông nhấn mạnh về nhu cầu cần phải có sự phát triển chung: “Là các thành viên của cùng một ngôi làng toàn cầu, chúng ta nên nuôi dưỡng cảm giác về CĐCVM, đi theo xu hướng của thời đại, giữ định hướng đúng đắn, đoàn kết với nhau trong thời điểm khó khăn và đảm bảo rằng sự phát triển ở châu Á và phần còn lại của thế giới đạt được những đỉnh cao mới”. Trong những năm tiếp theo, ông Tập Cận Bình đã sử dụng thuật ngữ này hơn 100 lần trong các bài phát biểu chính sách đối ngoại quan trọng, các sự kiện lớn như Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc XIX, XX, các hội nghị an ninh quốc tế, các diễn đàn Liên hợp quốc (LHQ)…

Nhận định về ý nghĩa của chủ thuyết này, giới nghiên cứu cho rằng: Thứ nhất, khái niệm này mang tính dung nạp, cho thấy khả năng các nước hợp tác với nhau dù có những khác biệt về chính trị xã hội hay văn hóa; Thứ hai, khái niệm áp dụng hầu hết cho châu Á và các nước láng giềng của Trung Quốc; Thứ ba, khái niệm này có cả thành phần kinh tế lẫn an ninh. Các mục tiêu của nó là củng cố cả “sự phát triển chung” lẫn “an ninh chung”.

Nguồn gốc?

Một số học giả cho rằng CĐCVM xuất phát từ quan niệm truyền thống văn hóa và triết học của Trung Quốc. Theo đó thế giới là một cộng đồng, sự hòa hợp và ca ngợi sự lãnh đạo bằng đạo đức thay vì vũ lực.

Dù đang là một nhận định gây tranh cãi, song trên thực tế, quan hệ đối ngoại, đối nội của Trung Quốc vẫn thể hiện tư duy “Triều cống” giữa “Thiên triều” và “Chư hầu”. Hiện nay, nhiều học giả đã nêu những lý do để hoài nghi về triển vọng tư duy này sẽ được áp dụng thích hợp trong thế kỷ 21. Một ví dụ nổi bật về việc kết hợp truyền thống Khổng giáo vào chủ nghĩa phổ quát Trung Quốc đương đại là gần đây xuất hiện nhiều tác phẩm của các học giả hàng đầu Trung Quốc nhằm phục hồi trật tự “Thiên hạ”. Đây là một khái niệm cổ xưa từ thời nhà Chu (1046-256 TCN), mô tả trật tự thế giới trong đó Trung Quốc đóng vai trò trung tâm (Vương quốc Trung tâm) dưới triều đại của Hoàng đế Trung Hoa (Thiên tử) có thiên mệnh, đạo đức và văn hóa vượt trội. Các hoàng đế sẽ cho phép nước ngoài thiết lập tiếp xúc thương mại và ngoại giao với Trung Quốc với điều kiện sứ thần các nước này sẽ phải chứng tỏ được sự thuần phục, tôn kính của mình. Trong đó điển hình là việc dâng cho “Thiên triều” lễ vật cống nạp dưới dạng “các sản phẩm địa phương và hàng hóa tiêu dùng quý hiếm”, cũng như những cử chỉ mang tính biểu tượng như cúi đầu, quỳ lạy.

Đổi lại, “Thiên tử” sẽ ban tặng cho chư hầu vàng, lụa và nhiều “biểu tượng quan trọng cho tính hợp pháp và sự chấp nhận cho phép được vào thế giới văn minh lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Các nước láng giềng chư hầu của Trung Quốc đã không chỉ tìm kiếm lợi ích kinh tế mà còn có sự bảo vệ quân sự, hoặc “cam kết đáng tin cậy” của “Thiên triều”.

Trỗi dậy hòa bình

Khi Trung Quốc mở rộng các lợi ích toàn cầu, các học giả Trung Quốc chú ý nhiều hơn đến những khái niệm về “nhân loại”, “chủ nghĩa thế giới”, “thế giới ảo” hay “thế giới linh hồn”. Đồng thời, họ còn làm phong phú thêm bằng cách đan xen những triết lý, tư duy cổ xưa của Trung Quốc vào việc xét lại và tái cấu trúc trật tự thế giới đương đại. Theo họ, CĐCVM là khái niệm kết hợp lợi ích và đạo đức, qua đó cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình và có lợi cho nhân loại, đồng thời mang đến một hình thức quản trị toàn cầu mới mà các bên đều có lợi thay vì chỉ một hoặc một số bên có lợi; hợp tác thay vì thôn tính. Do đó, CĐCVM thể hiện tính khác biệt vượt trội về mặt đạo đức so với các cường quốc khác trong quá khứ.

Tuy nhiên, chủ thuyết này hiện vẫn thiếu tính cụ thể và kế hoạch hành động.

Mặc dù mức độ ảnh hưởng từ những tư tưởng mới này đến khái niệm CĐCVM chưa rõ ràng, nhưng CĐCVM chắc chắn là một thế giới quan mà Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong quản trị toàn cầu. Bất kể nền tảng của khái niệm này là từ chính sách đối ngoại hay từ các học giả Trung Quốc về “Thiên hạ mới”, thì ý định chính là chỉ ra con đường của Trung Quốc được xây dựng dựa trên trí tuệ của người Trung Quốc để tái xây dựng trật tự thế giới. Điều này đã được đề cập trong bài phát biểu tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Trung Quốc đấu tranh cho sự phát triển của một CĐCVM và khuyến khích sự đổi mới của hệ thống quản trị toàn cầu. Nhờ đó, chúng ta đã được chứng kiến ảnh hưởng trên trường quốc tế của Trung Quốc được gia tăng hơn cùng với khả năng truyền cảm hứng và định hình sức mạnh”.

Ngoại giao cốt lõi

Về mặt không gian địa lý, CĐCVM là một “khái niệm động”. Thuật ngữ “CĐCVM” đã được quảng bá tích cực tại các diễn đàn toàn cầu như: diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) và Liên Hợp Quốc... Tuy nhiên, thuật ngữ này đã được sử dụng một cách linh hoạt tại các bối cảnh khác nhau trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với các chủ thể khác nhau.

Ví dụ, Trung Quốc có xu hướng liên kết CĐCVM với các nước đang phát triển hơn là với các nước phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong ngoại giao ngoại vi của Trung Quốc. Nghĩa là các nước láng giềng với Trung Quốc, bao gồm Đông Nam Á. Tại Hội nghị Trung ương về công tác ngoại giao năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng mục tiêu của Trung Quốc là “đưa khu vực lân cận Trung Quốc thành một CĐCVM”. Ưu tiên mà CĐCVM dành cho các khu vực lân cận không chỉ dựa theo địa lý tự nhiên mà còn phù hợp với văn hóa chiến lược của Trung Quốc, dự án ảnh hưởng đến thế giới bên ngoài thông qua các vòng tròn đồng tâm.

Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, “CĐCVM” nêu một quan niệm nhằm thúc đẩy Trung Quốc và thế giới thực hiện quan hệ hợp tác cùng thắng. Từ đó, “CĐCVM” dần trở thành một trong những quan niệm ngoại giao cốt lõi của Trung Quốc, cũng là mục tiêu quan trọng của việc xây dựng Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Thông qua BRI để xây dựng CĐCVM, cần phải xây dựng trên cơ sở cộng đồng chung lợi ích và cộng đồng chung trách nhiệm. Một mặt, phải không ngừng mở rộng điểm hội tụ lợi ích trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư, biến tính bổ sung cho nhau của các nền kinh tế thành động lực giúp đỡ nhau phát triển. Mặt khác, các nước cần phải cùng gánh vác trách nhiệm giải quyết những vấn đề nan giải mang tính quốc tế, cùng tạo dựng khuôn khổ hợp tác cùng có lợi cùng thắng.

Báo cáo chính trị Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra, CĐCVM nhấn mạnh tư duy chỉnh thể, tôn vinh quan hệ cùng tồn tại, cùng phồn vinh, theo đuổi hòa bình lâu dài. Vận mệnh của một nước phải nằm trong tay của nhân dân nước đó; tiền đồ vận mệnh của thế giới cần phải do các nước cùng làm chủ; các nước nên chú trọng cả lợi ích của nước khác trong khi theo đuổi lợi ích cho nước mình.

Nghệ thuật trà Trung Quốc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Nghệ thuật trà truyền thống và các phong tục liên quan đến trà của Trung Quốc, vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đưa tổng số di sản của Trung Quốc được ghi danh tăng lên 43 di sản, tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới.
Trung Quốc công bố quyết định nới lỏng các hạn chế đối với COVID-19
Theo Reuters/AFP, ngày 7/12, chính quyền Trung Quốc đã công bố quyết định nới lỏng các hạn chế đối với dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc, cho rằng các trường hợp dương tính giờ đây có thể tự cách ly ở nhà và giảm quy mô xét nghiệm PCR bắt buộc.

Nguồn bài viết : Athena Bridge & Poker

Top