Kinh tế - Xã hội

Cần Thơ kết nối cựu sinh viên từng học tập tại Hà Lan

2024-12-20 20:24:12
Cần Thơ mong muốn bạn bè quốc tế đồng hành cùng sự phát triển của TP
Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai Quy hoạch Cần Thơ

Tham dự sự kiện có ông Kees van Baar, Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lãnh đạo Đại học Cần Thơ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố... cùng gần 100 cựu sinh viên Hà Lan.

PGS.TS Lê Quang Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ những cảm xúc đặc biệt cùng với các cựu sinh viên từng học tập, nghiên cứu ở Hà Lan tại buổi họp mặt.

Buổi họp mặt là dịp để các cựu sinh viên là cán bộ và giảng viên của trường có thể kết nối mạnh mẽ hơn với các tổ chức Hà Lan, góp phần tạo nên mạng lưới hợp tác rộng lớn trong nghiên cứu phát triển giáo dục đại học.

Tại buổi họp mặt, các cựu sinh viên Hà Lan cũng dành nhiều thời gian chia sẻ kiến thức về nông nghiệp và quản lý nước vì sự tăng trưởng bền vững, xanh và bền vững của Việt Nam và Hà Lan.

Các đại biểu cùng nhau thảo luận.

Phát biểu tại buổi họp mặt, PGS.TS. Trần Trung Tính - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Cần Thơ - cho biết, Trường Đại học Cần Thơ có mối quan hệ hợp tác rất tốt đẹp với Hà Lan, được vun đắp từ nhiều thế hệ thầy cô của trường, góp phần tích cực vào mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hà Lan.

Cụ thể, trong hoạt động tiến hợp tác với các đối tác Hà Lan, đã có 6 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận được ký kết giữa nhà trường và 5 đối tác từ Hà Lan nhằm thiết lập mối quan hệ bền chặt thông qua các hoạt động hợp tác học thuật trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Các đại biểu tham dự buổi họp mặt.

Về mặt học thuật, trường đã cử 21 ứng viên Chương trình Mekong 1.000 được tài trợ bởi chính quyền địa phương ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để học thạc sĩ và tiến sĩ tại các viện, trường của Hà Lan. Những sinh viên này đã và đang làm việc trong các tổ chức hành chính nhà nước và đang thực hiện tốt vai trò cầu nối cho sự hợp tác giữa các đối tác của Hà Lan và các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó, hoạt động trao đổi sinh viên với các viện, trường Hà Lan được triển khai khá tốt, tập trung chủ yếu vào Đại học Groningen và Đại học Amsterdam với sự tham gia của các sinh viên đến từ các ngành kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, sư phạm và luật.

Về hợp tác triển khai các dự án quốc tế phục vụ cộng đồng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ và các đối tác Hà Lan đã có tổng cộng 15 dự án chung với tổng ngân sách khoảng 395.030 Euro được triển khai. Đặc biệt, Trường Đại học Cần Thơ nhận được viện trợ của Chính phủ Hà Lan thông qua chương trình MHO, VH10 kéo dài 8 năm (1996-2004) với tổng chi phí tài trợ khoảng 13 triệu Euro, đem lại những thay đổi toàn diện trong xây dựng cơ sở vật chất, hoạt động đào tạo và nghiên cứu của nhà trường.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tại buổi họp mặt, PGS.TS Trần Trung Tính gửi lời cảm ơn đến Chính phủ và nhân dân Hà Lan, Đại sứ Hà Lan, Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP. Hồ Chí Minh, Nuffic, các đối tác Hà Lan đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhà trường, đồng thời xem đây là cơ hội quý báu thúc đẩy các hoạt động hợp tác quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nước thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tăng cường kết nối đầu tư giữa các đối tác Hoa Kỳ với thành phố Cần Thơ
Ngày 25/11, Hội hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ TP Cần Thơ (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội xác định nhiệm kỳ tới tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, hợp tác đầu tư giữa Hội và các tổ chức ở Hoa Kỳ.
Cần Thơ mong muốn bạn bè quốc tế đồng hành cùng sự phát triển của TP
Tối ngày 1/12, UBND TP Cần Thơ tổ chức họp mặt đón mừng Năm mới 2024 cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP Cần Thơ.
Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai Quy hoạch Cần Thơ
Phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ ngày 10/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: vấn đề quan trọng nhất là huy động nguồn lực với quan điểm lấy nội lực (gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định cùng với nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá (về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực, góp ý hoàn thiện thể chế).

Top