Kinh tế - Xã hội

Hoạt động hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào: Thiết thực, ý nghĩa với từng địa phương

2024-12-20 20:39:12
Hành trình hữu nghị qua 5 Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào
Với mục đích nhằm tăng cường giao lưu, hiểu biết, thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam - Lào nói chung và nhân dân vùng biên giới của hai nước nói riêng; thúc đẩy hoạt động giao lưu hữu nghị; củng cố, tăng cường quan hệ với đối tác truyền thống; mở rộng quan hệ với cơ quan, tổ chức ở các địa phương của nước bạn; tăng cường hơn nữa sự hiểu biết sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân hai nước về lịch sử cách mạng và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Lào phối hợp với Hội hữu nghị Lào - Việt Nam tổ chức 5 lần Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp các đại biểu Việt Nam và Lào tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân hai nước lần thứ V
Chiều ngày 27/9/2022, tại Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Lào đã tiếp thân mật đại diện đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam và Lào tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Lào lần thứ V, diễn ra tại Quảng Trị (Việt Nam) và Xa-vẳn-nạ-khệt (Lào) từ 27-30/9/2022.
Toàn cảnh Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm hoạt động hữu nghị nhân dân hai nước.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, ông Trần Văn Túy - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Quốc hội, nguyên Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào, Trưởng đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam nhấn mạnh: Trong những năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt - Lào phối hợp với Hội hữu nghị Lào – Việt đã tổ chức nhiều hoạt động hữu nghị có ý nghĩa và hiệu quả, có sức lan toả sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân hai nước. Các hoạt động giao lưu nhân dân đã góp phần tích cực vào việc làm phong phú thêm nội hàm quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào và củng cố, phát triển nền tảng nhân dân vững chắc cho quan hệ Việt – Lào hôm nay và mai sau.

Ông Trần Văn Túy cũng nhấn mạnh: Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm hoạt động hữu nghị nhân dân hai nước ngày 28/9 nhằm mục đích phân tích, đánh giá các kết quả đã đạt được trong công tác hội thời gian qua, rút ra các bài học và kinh nghiệm cho hoạt động hội trong những năm sắp tới. Ông mong rằng, các vị đại biểu Việt Nam và Lào sẽ cùng thẳng thắn đánh giá hiệu quả của các hoạt động; chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức hoạt động. Đồng thời có các đề xuất, kiến nghị để các hoạt động hữu nghị nhân dân ngày càng phong phú, thiết thực và tiếp cận được với đông đảo các tầng lớp nhân dân của cả hai nước, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào ngày càng phát triển.

Trong bài viết: “Đà Nẵng - thúc đẩy giao lưu hữu nghị, hợp tác giúp bạn Lào phát triển kinh tế”, bà Đinh Thị Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào TP. Đà Nẵng nhấn mạnh:

Với vai trò là cầu nối thúc đẩy hợp tác phát triển, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã trực tiếp vận động được hàng chục tỷ đồng học bổng dành cho sinh viên Lào theo học tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố; tham gia cùng thành phố ký kết 35 văn bản thỏa thuận và ghi nhớ với 07 địa phương của Lào như: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Xaynhaburi, và đặc biệt là 05 tỉnh Nam - Trung Lào gồm Savannakhet, Champasak, Sekong, Salavan và Attapeu.

Trong đó, Chương trình hợp tác giai đoạn 2018 - 2022 giữa Đà Nẵng với 05 tỉnh Nam - Trung Lào tập trung vào các chương trình, dự án hỗ trợ bạn trên các lĩnh vực: xây dựng và nâng cấp các trường học, công trình công cộng, các Trung tâm giảng dạy tiếng Việt; cấp học bổng cho sinh viên Lào theo học tại các Trường Đại học trên địa bàn thành phố (từ năm 2002 đến nay, thành phố đã cấp học bổng cho hơn 1.000 lưu học sinh Lào theo học tiếng Việt, đại học và sau đại học tại Đại học Đà Nẵng; hàng năm thành phố tài trợ học bổng, sinh hoạt phí cho khoảng 100 - 120 sinh viên Lào; và hiện có khoảng 279 sinh viên Lào được nhận học bổng của UBND thành phố đang theo học tại Đại học Đà Nẵng); cử giáo viên dạy tiếng Việt tại các Trung tâm tiếng Việt; tiếp nhận cán bộ sở, ngành thực tập và học tập kinh nghiệm tại thành phố Đà Nẵng; hỗ trợ về trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương... với tổng kinh phí đã thực hiện gần 116 tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh bạn Lào.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Đại diện cho tỉnh Nghệ An, ông Trần Kim Đôn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Nghệ An, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào lại nhấn mạnh việc các cặp bản đã giúp nhau phát triển sản xuất, giao lưu nhân dân.

Ông nói: Tỉnh Nghệ An giáp giới với 3 tỉnh nước CHDCND Lào: Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlykhămxay, với 468 km đường biên giới. Có 6 huyện tiếp giáp với Lào là Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, với 27 xã. Có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn), cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương), cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), Tam Hợp (Tương Dương), Cao Vều (Anh Sơn). Có 18 đồn biên phòng, 105 cột mốc quốc giới. Nhân dân 2 bên biên giới có điều kiện sinh sống, phong tục tập quán, văn hóa dân tộc Mông và Lào Xủng tương đồng. Đến nay đã có 21 Bản - Bản kết nghĩa; 8 Đồn - Đại đội kết nghĩa. Các cặp bản đã giúp nhau phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa, phòng chống dịch Covid-19, giao lưu văn hóa văn nghệ.

Các cặp huyện kết nghĩa Việt Nam - Lào gồm có: Kỳ Sơn - Noọng Hét, Mường Moọc; Quế Phong - Mường Quắn, Sầm Tớ; Tương Dương - Xiêng Thoong; Con Cuông - Mường Pẹc; Anh Sơn - Xaychămphon; Thanh Chương - Xaychămphon cùng kết nghĩa, thăm thân, giúp đỡ nhau các mặt, vui tết Bumpymay 15/04; kỷ niệm Quốc khánh Lào 02/12… Làm tốt các việc: vận động người dân không di cư trái phép; không truyền đạo Tin lành trái phép; không kết hôn trái phép; không trồng cây thuốc phiện; không sử dụng, tàng trữ, buôn bán chất ma túy và hàng cấm, không buôn bán người…

Thiếu tướng Hoàng Kiền, Phó Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam chia sẻ:

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã viết nên một chương chói lọi trong Lịch sử, thể hiện tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt với bộ đội Pha Thét, sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân các bộ tộc Lào, cùng với việc làm tròn nghĩa vụ quốc tế của bộ đội Trường Sơn.

Để làm nên con đường huyền thoại ấy biết bao mồ hôi, xương máu đã đổ xuống. Những kỷ niệm về một thời Trường Sơn rực lửa luôn thôi thúc ước nguyện của những chiến sĩ Trường Sơn có một "ngôi nhà chung" để cùng nhau ôn lại những ký ức cao đẹp, phát huy truyền thống của Trường Sơn anh hùng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm trọn nghĩa tình đồng đội. Từ khi thành lập đến nay, Hội Trường Sơn Việt Nam đã có nhiều hoạt động phong phú góp phần giữ vững, củng cố mối quan hệ đặc biệt, tình hữu nghị vĩ đại giữa nhân dân hai nước Việt - Lào.

Thiếu tướng Hoàng Kiền nêu đề xuất: Các Di tích Đường Hồ Chí Minh trên đất Việt Nam đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt, các công trình, văn bia được xây dựng. Phần lớn Đường Hồ Chí Minh nằm bên Tây Trường Sơn, với trách nhiệm và nguyện vọng của các CCB, Hội Trường Sơn Việt Nam đề nghị hai Nhà nước tổ chức khảo sát, đánh giá, thống nhất xếp hạng các di tích trên Đường Hồ Chí Minh Tây Trường Sơn là Di tích Quốc gia Lào đặc biệt của nước Lào - Di sản của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Lào – Việt Nam".

Ông Bounhieng BounChit, Ban thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng Đất nước tỉnh Sekong, Chủ tịch Hội hữu nghị Lào - Việt Nam tỉnh Sekong thông tin tới các đại biểu tham dự Liên hoan một số thông tin như:

Hội hữu nghị Lào - Việt Nam tỉnh Sekong có hoạt động giao lưu hợp tác với Hội hữu nghị Việt Nam - Lào 5 tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum, Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Các bên đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và luân phiên chủ trì tổ chức hội nghị, chú trọng phổ biến, giáo dục người dân khu vực dọc tuyến biên giới chấp hành Luật Biên giới, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới, giữ gìn tình đoàn kết Lào - Việt Nam, thường xuyên động viên khích lệ các huyện, bản làng dọc tuyến biên giới Lào - Việt Nam có quan hệ kết nghĩa, trao đổi mua bán, giao lưu văn hóa... Vận động nhân dân, cũng như người dân Việt Nam sang làm ăn, sinh sống tại tỉnh Sekong chấp hành nghiêm túc pháp luật, góp phần xây dựng phát triển tỉnh Sekong.

Một số hoạt động đáng chú ý trong thời gian qua là Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Quảng Nam đã cử đoàn y tế tới thăm khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, mổ đục thủy tinh thể và cấp phát một số vật dụng thiết yếu phẩm miễn phí cho người dân huyện Thateng, Lamam, Kalum và Dakchung, với tổng trị giá hơn 02 tỷ đồng; Hội hữu nghị Lào-Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Trung ương Hội hữu nghị Lào-Việt Nam, Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sekong và Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam huy động kinh phí xây nhà và các trang thiết bị khác cho mẹ Canchia ở bản Phon, huyện Lamam, tỉnh Sekong, với tổng giá trị hơn 300 triệu đồng...

Việt Nam tích cực tham gia hoạt động thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Trong 45 năm kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, từ một nước kém phát triển Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp, trở thành đối tác có trách nhiệm, tham gia gánh vác nhiều trọng trách.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp các đại biểu Việt Nam và Lào tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân hai nước lần thứ V
Chiều ngày 27/9/2022, tại Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Lào đã tiếp thân mật đại diện đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam và Lào tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Lào lần thứ V, diễn ra tại Quảng Trị (Việt Nam) và Xa-vẳn-nạ-khệt (Lào) từ 27-30/9/2022.
Top